HCM Giới Thiệu Về Rượu Bàu Đá Chính Gốc Đặc Sản Bình Định

dacsanbinhdinhonline

Thành viên mới
#1
Ngày xưa, men theo hai bờ sông Kôn từ thượng nguồn xuôi về hạ nguồn, ở Bình Định có nhiều làng nấu rượu ngon nổi tiếng như làng Vĩnh Cửu, Vĩnh Phúc, Tiên Thuận, Đồng Hào, Phú Lạc, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc, An Vinh (thuộc Tây Sơn hạ đạo). Mọi người ở đây thường gọi rượu nấu ra là rượu Tây Sơn. Còn rượu Bàu đá – loại rượu nổi tiếng khắp cả nước ngày nay cũng thuộc dòng rượu Tây Sơn, cũng thừa hưởng nguồn nước sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm Hô.

Xem Thêm Sản Phẩm: Rượu Bàu Đá Bình Định Chính Gốc



Thật không nói quá khi nói rượu Bàu đá Bình Định là loại rượu ngon nhất tại Việt Nam. Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng khi thưởng thức qua loại rượu này đều khẳng định rằng đây chính là “thiên hạ đệ nhất danh tửu” và từ lâu rượu Bầu đá đã được xem là “Quốc Tửu Đất Việt”.

Ngày trước, tại xóm Tân Long, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam có một cái bàu nước (bàu là tên địa phương của “ao”, “trũng”) rộng khoảng 3000 mét vuông – người dân trong vùng gọi là Bàu Đá (vì trong bàu có rất nhiều đá). Mọi người trong làng thường lấy nước ở trong bàu để làm nước sinh hoạt và nấu ăn. Tình cờ một ngày, có một người hành nghề nấu rượu tên là Hương Lễ phiêu bạt đến đây, ông là người ở đất Tây Sơn và được thừa hưởng công thức nấu rượu gia truyền từ thời vua Quang Trung. Khi về đây sống, ông đã thử sử dụng nước của bàu đá để nấu rượu và không ngờ rượu nấu ra có hương vị đặc trưng và thơm ngon lạ lùng mà không loại rượu nào có được. Từ đó ông đã truyền lại nghề nấu rượu cho người dân trong vùng và dần dần nơi đây hình thành ra một làng nghề nấu rượu, người dân nơi đây lấy tên của bàu nước là Bàu đá để đặt tên cho loại rượu này – rượu Bàu đá.

Ngày nay, nhiều người không biết giữa rượu Bầu Đá và rượu Bàu Đá thì tên nào là tên gọi chính xác của loại rượu nổi tiếng Bình Định này. Tuy nhiên, theo như thông tin chia sẻ ở trên thì rượu Bàu đá mới là tên gọi chính xác (từ “Bầu” là do cách phát âm sai của người dân địa phương và nó cũng dễ đọc hơn so với “Bàu”, từ đó dần dần thói quen nên mọi người hay gọi là rượu Bầu đá).



Quy trình nấu ra rượu Bàu đá cực kỳ công phu và tỉ mỉ, chỉ phù hợp với những người chịu khó như người dân nơi đây. Trước tiên, nguyên liệu là gạo (hoặc nếp, hoặc đậu xanh tùy vào loại rượu muốn nấu) được cho vào nồi nấu chín thành cơm. Cơm rượu nấu ra không được quá nhão hay quá khô mà phải nở xốp đều từng hạt cơm. Cơm nấu xong được dỡ ra tấm bạc để cơm nhanh nguội. Tiếp theo, giã men rượu thật nhiễn và rây mịn sau đó rãi đều trên lớp cơm đã nguội rồi trộn đều. Sau đó cho tất cả cơm đã trộn đều với men vào xô nhựa đậy kín nắp để ủ khô trong 3 ngày 3 đêm. Tiếp theo, cho nước lấy từ giếng có mạch ngầm của Bàu Đá vào ủ tiếp 2 ngày 2 đêm nữa. Cuối cùng, cho tất cả cơm rượu đã ủ vào nồi đồng bắt đầu chưng cất, thời gian chưng cất xong 1 mẻ rượu Bầu đá khoảng 6 tiếng.



Nói thì nghe đơn giản như vậy thôi, nhưng để làm ra một mẻ rượu Bàu đá thơm ngon đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Từ việc chọn nguyên liệu là gạo hoặc nếp hoặc đậu xanh cho đến kỷ thuật nấu cơm, cách chọn men rượu (không dùng các loại men bột, men Trung Quốc như các loại rượu phổ biến trên thị trường mà chọn loại men rượu được làm thủ công thủ công như men Bình Hòa, Bả Cảnh, Đập Đá), tỷ lệ men rượu và cơm, kỹ thuật ủ khô, đổ nước vào cơm rượu, nguồn nước ủ cơm rượu (lấy từ giếng nước có mạch nước ngầm từ Bàu Đá nhưng phải là giếng bộng đất nung, giếng đá ong chứ không lấy từ giếng bê tông xi măng), nồi nấu rượu phải là nồi đồng (không dùng nồi nhôm), nắp đậy nồi phải làm bằng đất nung, cất rượu phải bằng ống gang, ống tre. Đặc biệt, kỷ thuật đun lửa quyết định rất nhiều đến chất lượng rượu. Đun lửa nhỏ, giữ lửa cháy liên tục sao cho nồi hèm sôi lăn tăn nhè nhẹ làm hơi rượu tỏa đều, không bị sít không bị khê. Với những người có kinh nghiệm nấu rượu lâu năm, chỉ cần nghe tiếng nhỏ giọt của rượu thì có thể phỏng đoán được lửa có vừa hay chưa. Yếu tố thời tiết cũng góp phần vào việc quyết định sự thơm ngon của rượu Bàu đá. Rượu ngon nhất vào mùa mát (tháng 2 – 4 âm lịch), mùa nóng thì rượu ít ngon hơn vì chất lượng nước của giếng Bàu Đá không ngon bằng các mùa khác.

Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra một loại rượu có mùi vị thơm ngon đặc trưng, nếu uống điều độ mỗi ngày từ 1 đến 2 ly nhỏ sẽ cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được nhiều chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn. Đặc biệt, rượu Bàu đá có độ rượu rất cao (từ 50 đến 54 độ) nhưng uống vào không gây nhức đầu như các loại rượu khác, nếu say chỉ cần ngủ một tiếng, thức dậy là cảm thấy bình thường như chưa uống 1 ly nào.



Vì sự thơm ngon và nộng độ cao đặc trưng, nên rượu Bàu đá Bình Định rất thích hợp để làm rượu ngâm dược liệu trị bệnh, bồi bổ sức khỏe mà không loại rượu nào khác thích hợp hơn. Các bạn có thể dùng để ngâm các sản phẩm sống như: chim bìm bịp, tắc kè, hải mã, rắn, nhung hươu, tay gấu, hà nàm, … cho đến các loại thảo dược như: nhân sâm, nấm linh chi, nấm ngọc cẩu, chuối hột, …

Theo lời truyền miệng của dân gian thì trước kia rượu Bàu Đá Bình Định được dùng để tiến vua và từ đó hình thành những nét văn hóa trong việc thưởng thức rượu Bàu đá. Đầu tiên rượu Bầu đá đựng trong lu sành hoặc can nhựa được rót vào một cái ve vòi, sau đó người rót cầm ve vòi giơ lên cao, ghiêng ve vòi để tạo thành 1 dòng chảy từ trên cao vào ly uống rượu sao cho phát ra tiếng chảy róc rách đồng thời rượu sủi bọt tăm nhìn rất hấp dẫn. Khi rót rượu không rót quá nhiều, không được để rượu đổ ra ngoài hay tràn miệng ly. Người uống rượu nâng ly lên và uống một ngụm hết cả ly, sau đó chíp miệng một tiếng và khà một phát thật sảng khoái. Với những người mới uống rượu hoặc lần đầu uống Bàu Đá thì chỉ nên uống từng ngụm nhỏ để quen dần, sau đó mới uống cả ly. Rượu Bầu đá khi đã rót ra ly, không nên để lâu vì rượu sẽ bốc hơi (nhất là đối với rượu Bầu đá đậu xanh), khi đó nhìn ly rượu sẽ bị đục, uống không còn ngon nữa.

Hiện nay, do chạy theo lợi nhuận trong kinh doanh nên nhiều cơ sở nấu rượu đã lấy tiếng rượu Bàu đá để bán ra thị trường. Nếu có dịp đi qua Bình Định, đoạn qua quốc lộ 1 bạn sẽ thấy rượu Bàu đá được bày bán rất nhiều, đi đâu cũng thấy bán rượu Bầu đá và một số mẫu bình rượu Bầu đá đẹp, đủ màu sắc nhưng thực sự đây chưa chắc là rượu Bàu đá chính gốc được nấu theo quy trình và công thức cổ truyền. Tại Bình Định đã vậy, huống gì ngay nay tại TPHCM và Hà Nội, nhu cầu mua rượu Bầu đá chính gốc rất cao nên việc mua được rượu Bàu Đá chính gốc là không phải dễ dàng.



Là người con vùng đất võ Bình Định, chúng tôi luôn mong muốn mang loại rượu đặc sản quê hương Bình Định đến với mọi người, mọi miền đất nước. Chúng tôi cam kết về nguồn gốc và chất lượng của rượu Bàu đá của chúng tôi đang bán, nếu như có ai phát hiện rượu chúng tôi bán là rượu Bầu đá không chính gốc hay có pha cồn, pha tạp chất hóa học nào khác, chúng tôi sẵn sàng bồi thường cho người phát hiện.

Khách hàng muốn mua rượu Bầu đá tại TPHCM được thử rượu miễn phí trước khi mua, chúng tôi cam kết rằng: nếu bạn không hài lòng về hương vị, chất lượng của rượu Bàu đá của chúng tôi sau khi mang về sử dụng, chúng tôi sẵn sàng hoàn tiền lại 100% cùng với lời xin lỗi mà không có bất cứ phàn nàn gì.

Theo Dõi Đặc Sản Rượu Bầu Đá Bình Định Tại Website Đặc Sản Bình Định Online: