Kim cương đen là một trong những loại đá quý đặc biệt. So với kim cương trắng thì kim cương đen ít phổ biến hơn và khá xa lạ với người dùng nhưng lại có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với màu đen huyền bí, quyến rũ, kim cương đen cũng được nhiều người ưa chuộng để làm món trang sức. Vậy kim cương đen là gì? Giá kim cương đen bao nhiêu tiền? Mình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Kim cương đen là gì?
Đây là loại kim cương cực kỳ hiếm trong tự nhiên. Loại kim cương này có tên khoa học là Carbonado. Đây là dạng kim cương cứng nhất và không tinh khiết nhất trong các loại kim cương được làm bằng than chì và carbon. Kim cương đen được hình thành từ các vụ nổ sao băng và rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch.
Do chứa nhiều tạp chất và được cấu thành từ nhiều chất khác nhau, kim cương đen tự nhiên thường có màu đục, bề mặt rỗ nên khó chế tác và đánh bóng.
2. Nguồn gốc kim cương đen
Theo truyền thuyết, kim cương đen bắt nguồn từ những mâu thuẫn và xung đột. Tương truyền rằng, mỗi khi có chiến tranh hay xung đột giữa các bộ lạc, bộ tộc, người ta chỉ cần chạm tay vào viên đá màu đen hay chính là kim cương màu đen thì mọi mâu thuẫn đều sẽ được hóa giải. Vì vậy, kim cương đen được coi là biểu tượng của nguồn năng lượng mạnh mẽ, có thể dung hòa các mặt đối lập giữa vạn vật.
Còn về mặt khoa học, kim cương đen được hình thành cách đây hơn 3,5 tỷ năm. Bên dưới bề mặt trái đất chịu nhiệt độ và áp suất cực lớn khiến các nguyên tử cacbon biến thành tinh thể. Theo thời gian, nhờ áp suất và hoạt động núi lửa lặp đi lặp lại đã đẩy kim cương lên bề mặt trái đất.
Xem thêm: Sức hút của nhẫn kim cương đen
3. Có mấy loại kim cương đen?
Hiện nay, kim cương đen có mặt trên thị trường được chia làm 3 loại chính bao gồm:
3.1. Kim cương đen tự nhiên
Đây là viên kim cương hoàn toàn được khai thác trong tự nhiên hay còn gọi là kim cương đen thô chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Được hình thành trong tự nhiên do các vụ nổ sao băng và rơi xuống đất trong các trận mưa thiên thạch. Viên kim cương thô này có thành phần chủ yếu là than chì, carbon và kim cương.
Kim cương đen thường được tìm thấy trong các trầm tích phù sa , nổi bật nhất ở các vùng gần xích đạo ở độ cao trung bình như Cộng hòa Trung Phi và ở Brazil.
3.2. Kim cương đen chiếu khúc xạ
Trên thực tế, loại kim cương này có màu xanh lục đậm nhưng đã được xử lý bằng các tia bức xạ khiến cho chúng biến đổi thành màu đen. Vậy nên màu đen trên kim cương đen chiếu khúc xạ không phải là màu sắc vốn có của nó.
3.3. Kim cương đen được xử lý với nhiệt độ cao
Bản chất của viên kim cương này chính là kim cương nhân tạo. Loại kim cương này được làm từ kim cương trắng, kim cương xám, kim cương nâu có lẫn nhiều tạp chất. Sau đó, chúng được đặt trong một buồng môi trường áp suất cao, nhiệt độ cao cùng với carbon đen để được xử lý thành màu đen tuyền. Sau khoảng 24 giờ, viên kim cương được lấy ra và làm sạch bằng axit.
4. Kim cương đen có ý nghĩa gì?
Vì có màu sắc đặc biệt, nên kim cương đen cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau như:
Ở thời Ai Cập cổ đại, kim cương đen được coi là biểu tượng đại diện cho mặt trời, lòng dũng cảm và sự thật.
Người Hy Lạp cổ đại cũng tôn sùng kim cương đen như một thánh vật có thể mang lại may mắn và bình an cho con người.
Ngay cả ở châu Âu thời trung cổ, kim cương đen đã được coi là một loại thuốc chữa bách bệnh. Người ta tin rằng đeo viên kim cương này sẽ giúp chủ nhân được bảo vệ khỏi các thế lực ma quỷ, đồng thời giúp chủ nhân bình an vượt qua mọi sóng gió.
Trong phong thủy, kim cương đen được coi là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Nó thể hiện sức mạnh, uy quyền và lòng kiểm hãnh của các bậc đế vương. Đồng thời nó còn mang trong mình một nguồn năng lượng tích cực, giúp chủ sở hữu luôn nhận được nhiều điều may mắn và thành công trong cuộc sống.
5. Cách nhận biết kim cương đen qua tiêu chuẩn 4C
Tiêu chuẩn 4C được coi là tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng và giá trị của những viên đá quý. Tuy nhiên với kim cương đen, sẽ có một vài điểm khác biệt trong việc đánh giá tiêu chuẩn 4C như sau:
Độ trong suốt: Độ trong suốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị của một viên kim cương. Kim cương đen sẽ càng giá trị nếu độ đen của chúng đồng nhất với nhau hơn.
Trọng lượng (Carat): Kim cương đen có mật độ tinh thể dày đặc hơn kim cương trắng hoặc có màu. Do đó, một viên kim cương đen 1 carat sẽ có vẻ nhỏ hơn một viên kim cương trắng 1 carat.
Màu sắc: Kim cương đen không được đánh giá theo tiêu chí cấp độ màu sắc từ D-Z của GIA như kim cương trắng. Mà nó sẽ được đánh giá, phân tích độc lập như thang điểm AAAA đến A
Xem thêm: 9 Sự thật về kim cương đen có thể bạn chưa biết
6. Tìm hiểu kim cương đen và kim cương thường khác nhau điều gì?
Thứ mà ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất giữa kim cương đen và kim cương thường chính là màu sắc của chúng. Ngoài ra, nó còn có những điểm khác biệt như sau:
6.1 Về tính chất vật lý
Kim cương đen có màu đục đậm và bề mặt của chúng khá rỗ, có nhiều tạp chất bên trong. Với loại kim cương này, ánh sáng hầu như không thể xuyên qua được, nên khả năng phản quang gần như là bằng không. Chính vì thế, kim cương đen không lấp lánh như những loại kim cương khác.
Kim cương thường có độ cứng cao đạt 10/10 trên thang đo độ cứng Mohs cùng với khả năng khúc xạ ánh sáng và cách nhiệt tốt. Những viên kim cương này có thể tán sắc cực kỳ tốt. Vì thế, kim cương trắng thường lấp lánh, trong suốt và đẹp hơn rất nhiều so với kim cương đen.
6.2 Về sự hình thành
Kim cương thường được hình thành từ các nguyên tố cacbon với nhiệt độ và áp suất cao. Hầu hết, kim cương được tìm thấy trong các miệng núi lửa đã ngưng hoạt động hoặc các mỏ đá nằm sâu trong lòng đất.
6.3 Về quá trình chế tác
Quá trình gia công, chế tác kim cương trắng thường rất dễ dàng do bề mặt của chúng nhẵn bóng. Ngược lại, với kim cương đen lại rất khó để chế tác do có cấu tạo đặc biệt, bề mặt thô, xốp.
7. Kim cương đen giá bao nhiêu?
Giá kim cương đen phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như màu sắc, trọng lượng, độ trong suốt,… Kim cương đen tự nhiên rất hiếm nên giá cả của chúng cũng không hề rẻ. Thông thường 1 carat kim cương đen có giá dao động từ 35 tới 70 triệu. Kim cương nhân tạo thì có giá thành rẻ hơn, chỉ dao động từ 5 tới 25 triệu.
1. Kim cương đen là gì?
Đây là loại kim cương cực kỳ hiếm trong tự nhiên. Loại kim cương này có tên khoa học là Carbonado. Đây là dạng kim cương cứng nhất và không tinh khiết nhất trong các loại kim cương được làm bằng than chì và carbon. Kim cương đen được hình thành từ các vụ nổ sao băng và rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch.
Do chứa nhiều tạp chất và được cấu thành từ nhiều chất khác nhau, kim cương đen tự nhiên thường có màu đục, bề mặt rỗ nên khó chế tác và đánh bóng.
2. Nguồn gốc kim cương đen
Theo truyền thuyết, kim cương đen bắt nguồn từ những mâu thuẫn và xung đột. Tương truyền rằng, mỗi khi có chiến tranh hay xung đột giữa các bộ lạc, bộ tộc, người ta chỉ cần chạm tay vào viên đá màu đen hay chính là kim cương màu đen thì mọi mâu thuẫn đều sẽ được hóa giải. Vì vậy, kim cương đen được coi là biểu tượng của nguồn năng lượng mạnh mẽ, có thể dung hòa các mặt đối lập giữa vạn vật.
Còn về mặt khoa học, kim cương đen được hình thành cách đây hơn 3,5 tỷ năm. Bên dưới bề mặt trái đất chịu nhiệt độ và áp suất cực lớn khiến các nguyên tử cacbon biến thành tinh thể. Theo thời gian, nhờ áp suất và hoạt động núi lửa lặp đi lặp lại đã đẩy kim cương lên bề mặt trái đất.
Xem thêm: Sức hút của nhẫn kim cương đen
3. Có mấy loại kim cương đen?
Hiện nay, kim cương đen có mặt trên thị trường được chia làm 3 loại chính bao gồm:
3.1. Kim cương đen tự nhiên
Đây là viên kim cương hoàn toàn được khai thác trong tự nhiên hay còn gọi là kim cương đen thô chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Được hình thành trong tự nhiên do các vụ nổ sao băng và rơi xuống đất trong các trận mưa thiên thạch. Viên kim cương thô này có thành phần chủ yếu là than chì, carbon và kim cương.
Kim cương đen thường được tìm thấy trong các trầm tích phù sa , nổi bật nhất ở các vùng gần xích đạo ở độ cao trung bình như Cộng hòa Trung Phi và ở Brazil.
3.2. Kim cương đen chiếu khúc xạ
Trên thực tế, loại kim cương này có màu xanh lục đậm nhưng đã được xử lý bằng các tia bức xạ khiến cho chúng biến đổi thành màu đen. Vậy nên màu đen trên kim cương đen chiếu khúc xạ không phải là màu sắc vốn có của nó.
3.3. Kim cương đen được xử lý với nhiệt độ cao
Bản chất của viên kim cương này chính là kim cương nhân tạo. Loại kim cương này được làm từ kim cương trắng, kim cương xám, kim cương nâu có lẫn nhiều tạp chất. Sau đó, chúng được đặt trong một buồng môi trường áp suất cao, nhiệt độ cao cùng với carbon đen để được xử lý thành màu đen tuyền. Sau khoảng 24 giờ, viên kim cương được lấy ra và làm sạch bằng axit.
4. Kim cương đen có ý nghĩa gì?
Vì có màu sắc đặc biệt, nên kim cương đen cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau như:
Ở thời Ai Cập cổ đại, kim cương đen được coi là biểu tượng đại diện cho mặt trời, lòng dũng cảm và sự thật.
Người Hy Lạp cổ đại cũng tôn sùng kim cương đen như một thánh vật có thể mang lại may mắn và bình an cho con người.
Ngay cả ở châu Âu thời trung cổ, kim cương đen đã được coi là một loại thuốc chữa bách bệnh. Người ta tin rằng đeo viên kim cương này sẽ giúp chủ nhân được bảo vệ khỏi các thế lực ma quỷ, đồng thời giúp chủ nhân bình an vượt qua mọi sóng gió.
Trong phong thủy, kim cương đen được coi là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Nó thể hiện sức mạnh, uy quyền và lòng kiểm hãnh của các bậc đế vương. Đồng thời nó còn mang trong mình một nguồn năng lượng tích cực, giúp chủ sở hữu luôn nhận được nhiều điều may mắn và thành công trong cuộc sống.
5. Cách nhận biết kim cương đen qua tiêu chuẩn 4C
Tiêu chuẩn 4C được coi là tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng và giá trị của những viên đá quý. Tuy nhiên với kim cương đen, sẽ có một vài điểm khác biệt trong việc đánh giá tiêu chuẩn 4C như sau:
Độ trong suốt: Độ trong suốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị của một viên kim cương. Kim cương đen sẽ càng giá trị nếu độ đen của chúng đồng nhất với nhau hơn.
Trọng lượng (Carat): Kim cương đen có mật độ tinh thể dày đặc hơn kim cương trắng hoặc có màu. Do đó, một viên kim cương đen 1 carat sẽ có vẻ nhỏ hơn một viên kim cương trắng 1 carat.
Màu sắc: Kim cương đen không được đánh giá theo tiêu chí cấp độ màu sắc từ D-Z của GIA như kim cương trắng. Mà nó sẽ được đánh giá, phân tích độc lập như thang điểm AAAA đến A
Xem thêm: 9 Sự thật về kim cương đen có thể bạn chưa biết
6. Tìm hiểu kim cương đen và kim cương thường khác nhau điều gì?
Thứ mà ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất giữa kim cương đen và kim cương thường chính là màu sắc của chúng. Ngoài ra, nó còn có những điểm khác biệt như sau:
6.1 Về tính chất vật lý
Kim cương đen có màu đục đậm và bề mặt của chúng khá rỗ, có nhiều tạp chất bên trong. Với loại kim cương này, ánh sáng hầu như không thể xuyên qua được, nên khả năng phản quang gần như là bằng không. Chính vì thế, kim cương đen không lấp lánh như những loại kim cương khác.
Kim cương thường có độ cứng cao đạt 10/10 trên thang đo độ cứng Mohs cùng với khả năng khúc xạ ánh sáng và cách nhiệt tốt. Những viên kim cương này có thể tán sắc cực kỳ tốt. Vì thế, kim cương trắng thường lấp lánh, trong suốt và đẹp hơn rất nhiều so với kim cương đen.
6.2 Về sự hình thành
Kim cương thường được hình thành từ các nguyên tố cacbon với nhiệt độ và áp suất cao. Hầu hết, kim cương được tìm thấy trong các miệng núi lửa đã ngưng hoạt động hoặc các mỏ đá nằm sâu trong lòng đất.
6.3 Về quá trình chế tác
Quá trình gia công, chế tác kim cương trắng thường rất dễ dàng do bề mặt của chúng nhẵn bóng. Ngược lại, với kim cương đen lại rất khó để chế tác do có cấu tạo đặc biệt, bề mặt thô, xốp.
7. Kim cương đen giá bao nhiêu?
Giá kim cương đen phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như màu sắc, trọng lượng, độ trong suốt,… Kim cương đen tự nhiên rất hiếm nên giá cả của chúng cũng không hề rẻ. Thông thường 1 carat kim cương đen có giá dao động từ 35 tới 70 triệu. Kim cương nhân tạo thì có giá thành rẻ hơn, chỉ dao động từ 5 tới 25 triệu.