Đà Lạt Tư Vấn Giám Sát Công Trình Xây Dựng 2020

raovatcovy2020

Thành viên mới
#1
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát.

Dịch vụ tư vấn giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Hỗ trợ thiết kế, xử lý, phát hiện sai sót kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua việc giám sát liên tục và chuyên nghiệp.

Nội dung chính của TVGS bao gồm

– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất .
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;
– Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;
– Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
– Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
– Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
– Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
– Thực hiện cho Chủ đầu tư việc tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
– Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.
– Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.
– Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
– Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
– Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
– Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.
– Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.
– Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
– Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.
– Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

SONG NAM là công ty xây dựng uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ như : Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769861168
Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
Email: songnam09@gmail.com
Web: https://www.songnam.net
 
Sửa lần cuối:

raovatcovy2020

Thành viên mới
#2
Giấy phép thi công xây dựng nhà phố, biệt thự

Các thủ tục cấp phép cho nhà ở gia đình được phòng Quản lý đô thị quận, huyện quản lý. Bản vẽ thiết kế xin phép là bản vẽ thiết kế cơ sở kiến trúc, kết cấu, đấu nối điện, nước hạ tầng với phía ngoài công trình. Theo quy định hiện hành, công trình có diện tích lớn 250m2 sàn xây dựng cần phải có bản vẽ kỹ thuật kết cấu được thẩm tra.

Đối với các công trình sữa chữa có liên quan đến thay đổi kết cấu chịu lực của công trình, hồ sơ xin phép xây dựng cần có bản vẽ khảo sát và kiểm định hiện trạng công trình.


Xin phép xây dựng Nghĩa trang sinh thái Bắc Phan Thiết
 
Sửa lần cuối:

raovatcovy2020

Thành viên mới
#3
Chi phí thiết kế xây dựng công trình thường chỉ chiếm một vài phần trăm giá trị xây dựng, nếu chỉ quan tâm đến việc chọn tư vấn thiết kế có giá thiết kế rẻ nhất thì chủ đầu tư có thể trả một cái giá rất đắt cho chi phí thi công, thực hiện công trình hay khi vận hành sử dụng.

Điều quan trọng nhất của tư vấn thiết kế trong xây dựng là phải đưa ra giải pháp thiết kế kinh tế nhất cho chủ đầu tư về mặt kỹ thuật. Đó là giải pháp thiết kế kiến trúc tối ưu diện tích sàn kinh doanh/hữu dụng, lựa chọn vật liệu sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đó còn là giải pháp cấu tạo các khung kết cấu hợp lý nhất, giải pháp lựa chọn phương án thiết kế móng tiết kiệm chi phí xây dựng nhất. Đó còn là sự am hiểu các thiết bị cơ điện mới nhất để có giải pháp thông minh đem đến nhiều tiện ích khi sử dụng nhưng lại có giá thành lắp đặt hợp lý nhất.

Với các dự án nhà ở có quy mô lớn, việc tăng thêm một 1% diện tích sàn sử dụng của thiết kế kiến trúc có thể giúp chủ đầu tư tăng doanh thu thêm một vài triệu đô. Việc tính toán và quyết định lựa cho những phương án thiết kế kết cấu móng khả thi của móng bè hay móng cọc ép thay cho cọc khoan nhồi, cọc barette cũng có thể tiết kiệm cho chủ đầu tư không phải đem tiền chôn dưới đất một vài trăm tỉ đồng. Hay những giải pháp thiết kế kiến trúc sử dụng thông gió chiếu sáng tự nhiên của nhà xưởng, trung tâm thương mại có thể giúp chủ đầu tư không những có được công trình đạt tiêu chuẩn xanh thân thiện với môi trường mà còn giảm chi phí xây dựng và đặc biệt là giảm chi phí vận hành.

Vậy nên chọn tư vấn thiết kế cho dự án, chủ đầu tư không nên chọn giá rẻ nhất mà phải chọn đơn vị tư vấn có thể đem đến giải pháp thiết kế tối ưu nhất cho dự án, giải pháp thiết kế tiết kiệm nhất khi thi công và vận hành.

Song Nam là một trong những đơn vị tư vấn thiết kế rất có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế tối ưu chung cư cao tầng và thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Các phương án kiến trúc của Song Nam luôn có diện tích sàn kinh doan từ 82-84%, cá biệt có dự án lên đến 86%. Với giải pháp thiết kế kết cấu tối ưu cho dự án Tổ hợp cao ốc Xi Grand Court, Song Nam đã giúp chủ đầu tư tiết kiệm hơn 150 tỉ đồng.
 
Sửa lần cuối:

raovatcovy2020

Thành viên mới
#4
Giai đoạn 2021-2025, từ ngân sách Nhà nước bố trí hơn 14.000 tỷ đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt.

Cục Đường sắt VN cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển KCHT đường sắt quốc gia đến năm 2030 cần khoảng 240.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư KCHT đường sắt giai đoạn 2021-2025 là 14.025 tỷ đồng, bằng khoảng 5,8% so với nhu cầu. Như vậy giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn cần đến hơn 227.000 tỷ.

Trong 14.025 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025, riêng các dự án nâng cấp đường sắt hiện có được bố trí 13.441 tỷ. Trong đó: Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) được bố trí 583 tỷ; Dự án Cải tạo, nâng cấp khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện tuyến đường sắt Bắc - Nam 2.644 tỷ; Dự án Cải tạo tuyến đường sắt khu vực Khe Nét 1.736 tỷ.

Cùng đó là các dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM 1.401 tỷ; Cải tạo nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh 1.963 tỷ; Cải tạo nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang 2.425 tỷ; Cải tạo nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn 2.256 tỷ; Cải tạo, nâng cấp các ga đường sắt trên các tuyến đường sắt phía Bắc 333 tỷ...

Cũng theo Cục Đường sắt VN, trong giai đoạn 2016 - 2021 nguồn vốn Ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển KCHT đường sắt đạt 6,8% toàn ngành; Vốn bố trí bảo trì KCHT đường sắt đạt 43%.

Trong đó, vốn cho đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia đạt khoảng 21.288 tỷ đồng, trung bình 2.129 tỷ đồng/năm. Vốn bố trí cho xây dựng đường sắt đô thị đạt khoảng 18.130 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015 đạt 7.433 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đạt 10.697 tỷ đồng).

Với kinh phí được bố trí như vậy, theo Cục Đường sắt VN là chưa đảm bảo được mục tiêu về chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt được nêu tại Luật Đường sắt 2017. Vì vậy, thời gian tới cần tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển KCHT đường sắt, công nghiệp đường sắt, quản lý kinh doanh KCHT đường sắt.

Nguồn Báo Giao Thông
 
Sửa lần cuối:

raovatcovy2020

Thành viên mới
#5
Cây xanh đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác được tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị.

Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị

Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.


Nhà thiết kế cảnh quan công viên.

Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.

Thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau.

Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng mươi năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển.

Công viên là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên.


Để thiết kế nên một cảnh quan công viên là điều không hề đơn giản.

Chúng ta cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.
 

raovatcovy2020

Thành viên mới
#7
Tư vấn giám sát ( TVGS ) công trình xây dựng có nhiệm vụ chính là giúp chủ đầu tư giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường trong thi công xây dựng công trình theo nhiệm vụ thỏa thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế. Chủ thể tư vấn giám sát không trực tiếp làm ra sản phẩm công trình xây dựng, nhưng lại là một nhân tố quan trọng quyết định việc kiểm soát chất lượng của một công trình xây dựng.
Chưa bám sát hiện trường
Thực trạng công tác tư vấn giám sát trong nước hiện nay đang còn tồn tại nhiều bất cập ở các khâu đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, mức thu nhập, năng lực chuyên môn, quyền hạn và trách nhiệm trong công việc, xử lý vi phạm đối với các hành vi tiêu cực.

Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn giám sát chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các hạng mục công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp. Công tác đào tạo trong việc hành nghề hoạt động xây dựng nói chung hiện nay tại một số tổ chức chưa tốt, hoạt động mang tính hình thức còn nặng về lợi nhuận, không chú trọng vào công tác chất lượng đào tạo.
Công tác cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát được giao cho các địa phương thực hiện, tuy nhiên việc quy định điều kiện để cấp chứng chỉ còn hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để đảm bảo người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Hệ thống đăng tải thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa vận hành hiệu quả.

Việc đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, trong nhiều trường hợp tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.
Một số tổ chức, cá nhân ( TVGS ) chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định, cá biệt có trường hợp còn phụ thuộc vào chủ đầu tư và nhà thầu dẫn đến không thể nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc.
Mức thu nhập thực nhận đối với những cá nhân tham gia công tác ( TVGS ) đang còn thấp, chưa tương xứng khi làm việc trong lĩnh vực “nhạy cảm” này. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận đội ngũ ( TVGS ) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ở một số trường hợp còn có hành vi tiêu cực, thông đồng, thỏa thuận với nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và xây dựng công trình.
Chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm, do đó làm giảm tính răn đe và hiệu lực quản lý của pháp luật đối với hoạt động ( TVGS ).
 

raovatcovy2020

Thành viên mới
#8
Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.
Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát.
Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu “tư vấn giám sát xây dựng” công trình.
 

raovatcovy2020

Thành viên mới
#9
Quy định rõ hành vi vi phạm
Để hạn chế những tồn tại, bất cập nêu trên, bài viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước với hoạt động tư vấn giám sát ( TVGS ).
1. Cơ quản quản lý nhà nước cần hoàn thiện và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử quản lý cơ sở dữ liệu về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TVGS, kể cả nhà thầu và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm thông tin về chữ ký cá nhân, hồ sơ lý lịch, quá trình học tập và công tác, vi phạm pháp luật, kỷ luật, khen thưởng của cá nhân hành nghề tư vấn giám sát; thông tin về năng lực của tổ chức hành nghề TVGS…)

Yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải bắt buộc đăng ký trước khi tham gia hành nghề tư vấn giám sát. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để các chủ đầu tư căn cứ kiểm tra thông tin và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp thực hiện công tác tư vấn giám sát.
2. Cần quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát, từ đó ban hành chế tài xử lý vi phạm cụ thể, trong đó quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt đủ mạnh (bao gồm phạt tiền, cấm hành nghề, các trường hợp xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân TVGS) và có biện pháp tổ chức thực hiện nghiêm để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát công trình xây dựng.
3. Có cơ chế thích hợp như khen thưởng, ưu tiên nhận thầu… để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát thực hiện tốt quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình; thực hiện giám sát các công trình đạt chất lượng cao.
4. Điều chỉnh lại định mức chi phí cho công tác tư vấn giám sát. Hiện nay chi phí tư vấn giám sát cho các dự án được thực hiện giám sát bởi các đơn vị tư vấn trong nước, nhất là công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách phần lớn được thực hiện theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009. Nhìn chung mức thu nhập của các cá nhân tham gia công tác giám sát còn thấp, dẫn đến phát sinh các hiện tượng tiêu cực. Nên đối với lĩnh vực TVGS cần tăng định mức chi phí.
5. Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác đào tạo TVGS. Đổi mới việc cấp chứng chỉ hành nghề theo hướng tổ chức sát hạch để công tác cấp chứng chỉ hành nghề đảm bảo thực chất và tránh tiêu cực.
Để giải quyết được những vấn nêu trên, cần sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng… để trình Chính ban hành và ban hành theo thẩm quyền và sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động TVGS trong hoạt động xây dựng hiện nay.
 

raovatcovy2020

Thành viên mới
#10
Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.
Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.
Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.
Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?
  • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
  • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
  • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
  • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
  • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
  • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn

Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau
1. Phần kiến trúc
Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.
Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất
2. Phần hồ sơ kết cấu
Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:
– Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
– Mặt bằng móng, chi tiết móng
– Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
– Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
– Mặt bằng kết cấu sàn tầng
– Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
– Thống kê cốt thép
3. Phần điện nước
– Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
– Hồ sơ thiết kế ổ cắm
– Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
– Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
– Thống kê vật tư
– Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
– Thống kê vật tư
 

raovatcovy2020

Thành viên mới
#11
UBND thành phố Hải Phòng vừa có Văn bản 538/UBND-XD2 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các Ban Quản lý dự án của thành phố, chủ đầu tư, chủ sở hữu/quản lý sử dụng công trình xây dựng, các nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, chú trọng đến công tác an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng.

Theo đó, thành phố yêu cầu các đơn vị cần chủ động kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về ATLĐ của các nhà thầu thi công xây dựng; thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng theo quy định.
Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý ATLĐ và giải quyết các vấn đề phát sinh về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công xây dựng công trình.
Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế kiến trúc, nhà thầu thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo ATLĐ; kiên quyết tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về ATLĐ trong thi công trình. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng và cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình, ATLĐ trong thi công xây dựng công trình do mình được giao làm chủ đầu tư, chủ sở hữu theo quy định.
Đối với nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về ATLĐ trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất ATLĐ cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng. Đối với các công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công trình xây dựng theo tuyến phải xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, trong đó có biện pháp kỹ thuật an toàn đối với hố đào sâu (hố cọc, mỏng…) đang thi công để tránh người bị rơi ngã, tai nạn. Lưu ý tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công, đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài vào các ngày lễ, Tết.
Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động; bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn phù hợp với quy mô, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường theo quy định. Đối với các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì người lao động phải được cấp Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.

Theo Baoxaydung
 

raovatcovy2020

Thành viên mới
#12
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Để đạt được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà công tác giám sát được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất và có ý nghĩa quyết định.
Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong những hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi kiểm lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.
Quy trình tư vấn giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giám sát thi công xây dựng công trình và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Quy trình giám sát thi công xây dựng đóng vai trò cốt lõi của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và hiệu quả sử dụng sau này. Người làm vị trí giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như vấn đề an toàn cho người lao động. Đây phải là những kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.
Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình gồm một số bước cơ bản như:
Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế: Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.
Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.
Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công: Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

Giám sát từng hạng mục xây dựng: Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.
Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.
Đảm bảo tiến độ xây dựng: Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
Quản lý giá thành xây dựng: Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.
Báo cáo định kỳ: Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư. Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.
Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình: Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng…
Thời gian qua, một số công trình quan trọng cấp Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp Quốc gia của quy trình nêu trên.
Giải pháp giám sát hữu hiệu, đảm bảo chất lượng công trình
Trong những năm gần đây, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng đã được các cấp, các ngành, chủ thể trong hoạt động xây dựng tích cực triển khai thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Hàng năm, có từ 40.000-50.000 các công trình được thi công xây dựng trên khắp cả nước; theo số liệu thống kê năm 2019 của các địa phương và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trên 35.000 công trình. Quá trình kiểm tra đã phát hiện ra nhiều tồn tại về chất lượng và yêu cầu Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khắc phục trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Về cơ bản, chất lượng công trình xây dựng đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn một số ít các công trình, chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo thông tin, báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định, chất lượng công trình thấp, xuống cấp nhanh như cử tri tỉnh Bến Tre phản ảnh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình chưa cao; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe; công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa chặt chẽ.
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020; đồng thời đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có những nội dung quy định cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng; nâng cao chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng.