Toàn Quốc Tip phỏng vấn: Cách trình bày điểm mạnh/yếu của bản thân

khoimy

Thành viên mới
#1
Ứng viên khó có thể biết được ẩn ý của nhà tuyển dụng sau mỗi câu hỏi. Vì thế mà nghệ thuật trình bày điểm mạnh và điểm yếu sẽ đóng vai trò then chốt giúp CV trở nên sáng giá hơn trong quá trình phỏng vấn. Bên cạnh đó, kỹ năng nắm bắt tình huống và tâm lý nhà tuyển dụng trước khi trả lời các dạng câu hỏi này sẽ giúp ứng viên nhận được cái nhìn tích cực từ nhà tuyển dụng. Dưới đây là 10 tip phỏng vấn để bất kỳ ai cũng có thể ghi điểm nhờ các câu hỏi tưởng chừng như rất khó chinh phục này!

1. Câu hỏi điểm mạnh

# Tip phỏng vấn 1: Bám sát vào nội dung CV

Nhà tuyển dụng khai thác điểm mạnh của ứng viên để kiểm tra mức độ chân thật và năng lực thực tế của ứng viên. Vì thế, mọi thông tin bạn ghi trên bản CV đều có giá trị nâng hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm bắt cơ hội này, thì phản ứng ngược sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn sai lệch. Đôi khi, mức độ tin tưởng ứng viên sẽ giảm xuống mức tối thiểu.

Hãy nghiên cứu thật kỹ các điểm mạnh mà bạn muốn nhà tuyển dụng trao đổi trực tiếp qua các vòng phỏng vấn. Cách tốt nhất để làm điều này là làm nổi bật hoặc tóm tắt điểm mạnh của bạn thành các keywords gây ấn tượng.

# Tip phỏng vấn 2: Nếu không có chuyên môn, hãy đề cập đến cá tính

Trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều trải nghiệm thực tế thì việc “lái” câu hỏi điểm mạnh sang các kỹ năng mềm là cách tối ưu nhất giúp bạn ghi điểm trong các cuộc phỏng vấn.

Ví dụ, kỹ năng giao tiếp được thể hiện trong cách bạn đối ứng với câu hỏi từ người đối diện. Từng ánh mắt, cử chỉ nhỏ nhất cũng góp phần để lại ấn tượng và các đánh giá khách quan cho nhà tuyển dụng. Vì thế, thay vì trả lời rằng “Tôi không có điểm mạnh trong lĩnh vực này”, bạn hoàn toàn có thể đưa ra nhận định khiến bản thân phù hợp với đặc thù công việc.

# Tip phỏng vấn 3: Sắp xếp thứ tự điểm mạnh theo mô hình “Vòng tròn bí thuật”

Cuộc phỏng vấn diễn ra hàng giờ đồng hồ khiến nhà tuyển dụng khó có thể nhớ được hết mô tả về ứng viên. Vì thế, họ cần ghi chép lại để so sánh và cân nhắc về mức độ phù hợp của bạn.

Đây chính là cơ hội để bạn trình bày điểm mạnh một cách mạch lạc, có logic và chú trọng các “từ khoá”. Hãy cố gắng sắp xếp điểm mạnh theo mức độ phù hợp với công việc từ thấp đến cao. Giống như một bài văn tổng phân hợp, bạn lặp lại điểm mạnh nhất ở cuối cùng sẽ là cách để bạn chốt lại vấn đề vô cùng hiệu quả. Nâng tông giọng lên một chút, bạn sẽ có thể để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

# Tip phỏng vấn 4: Sức mạnh của mẫu câu “Mặc dù….nhưng”

Mọi từ khóa nằm ở vế “mặc dù” đều bị vô hiệu hoá bởi những yếu tố tích cực sau từ khoá “nhưng”. Vì thế, cách trả lời phỏng vấn khi được hỏi về điểm mạnh cực kỳ hiệu quả là sử dụng các mẫu câu này nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Mẫu câu này giúp ứng viên kiểm soát năng lượng, sự tự tin để không gây cảm giác tự mãn. Bên cạnh đó, vế “nhưng” đủ sức mạnh để người đối diện nhớ đến các kỹ năng, chuyên môn của bạn.

# Tip phỏng vấn 5: Luôn nở nụ cười trước mọi câu hỏi bổ sung

Không chỉ dừng lại ở các câu hỏi về điểm mạnh thông thường, nhà tuyển dụng thường cố gắng khai thác thêm các thông tin có liên quan, đặc biệt là câu hỏi về tính cách. Vì thế, nếu bạn cảm thấy vấn đề nhạy cảm khó trả lời, thì đây là lúc bạn nên sử dụng tới “sức mạnh của nụ cười”.



Việc ứng viên thể hiện thái độ vui vẻ và cách giao tiếp vòng vo một chút sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được câu hỏi của mình liệu có phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại hay không. Tất nhiên, đây cũng là cơ hội để bạn giành lợi thế trong cuộc chiến xin việc win-win.

2. Câu hỏi điểm yếu

# Tip 1: Lấy yếu – hoá mạnh

Điểm mạnh hay điểm yếu đều là các câu hỏi bám sát vào nội dung CV. Đối với câu hỏi về điểm yếu, rủi ro sẽ cao hơn nếu bạn không biết cách lấy điểm yếu để chứng tỏ điểm mạnh của bản thân. Điều này phụ thuộc vào môi trường làm việc khác biệt mà các doanh nghiệp mang lại.

Rất có thể, tính cách và năng lực của bạn chưa thực sự phù hợp với môi trường và các mối quan hệ cũ, nhưng có thể lại thích hợp với môi trường làm việc mới. Nếu bạn khai thác tốt thông tin doanh nghiệp, câu trả lời của bạn nhất định sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.

# Tip 2: Tránh đề cập tới điểm cốt lõi

Đặc thù của công việc thường rất ổn định. Vì thế, ứng viên không nên đề cập tới điểm yếu có thể ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Việc chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người hướng nội và ít nói cũng đồng nghĩa với khả năng bạn trượt vị trí nhân viên kinh doanh hoặc các ngành nghề cần tới khả năng giao tiếp xã hội.

Bên cạnh đó, việc bạn chỉ chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật sẽ làm mất đi giá trị của bản CV ứng tuyển vị trí nhân sự, các ngành nghề xoay quanh yếu tố con người. Vì thế, hãy khéo léo khi né tránh câu hỏi điểm yếu bằng các yếu tố chung chung về khả năng lên chiến lược, sắp xếp thời gian,… Đây đều là các kỹ năng có thể đào tạo được trong tương lai.

Sales thì ko thể nào hướng nội hoặc ít nói!

# Tip 3: Kỹ năng vòng vo, đánh lạc hướng

Bạn không nhất thiết phải trả lời mọi câu hỏi về điểm yếu của bản thân, nếu bạn cảm thấy bị yếu thế trước các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Trong các trường hợp này, ứng viên cần bĩnh tĩnh, tránh biểu lộ trạng thái hoang mang khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn.



Cố gắng chia sẻ và giải tỏa tâm trạng với đồng nghiệp thân thiết​


Một tip nhỏ là hãy khéo léo hơn khi gợi ra vấn đề liên quan tới chuyên môn hoặc môi trường văn hoá tại doanh nghiệp khi phỏng vấn. Tìm gợi ý trong câu chuyện của nhà tuyển dụng cách bạn tận dụng cơ hội lảng tránh các câu hỏi điểm yếu quá nhạy cảm.

# Tip 4: Trả lời thật nhưng đừng “quá thẳng”

Thẳng thắn chưa bao giờ là yếu tố giúp một cá nhân thành công rực rỡ. Tip dành cho bạn là cần thành thật trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy biến mỗi câu trả lời thành lời khẳng định chắc chắn với mở đầu, thân bài và kết thúc trọn vẹn. Đừng coi thường các cụm từ “Theo em thì, thực ra thì,….”. Chúng sẽ thời điểm ngắn ngủi nhưng vô cùng hiệu quả giúp ứng viên có thêm thời gian để suy nghĩ về câu trả lời phù hợp nhất. Cũng giống trong các buổi phỏng vấn tiếng anh, đừng ngại sử dụng “Well” hay bất kỳ từ nối nào giúp bạn “câu giờ” một cách nghệ thuật.

# Tip 5: Luôn kết thúc bằng cụm từ “nỗ lực”

Không có bất kỳ ứng viên nào hoàn hảo với bất kỳ doanh nghiệp hay yêu cầu tuyển dụng nào. Đó là lý do ứng viên luôn phải thể hiện nỗ lực học hỏi và cải thiện bản thân, ngay cả khi bạn chưa có định hướng chính xác nào cho câu hỏi từ nhà tuyển dụng.

Tất nhiên, bạn sẽ có điểm yếu khiến CV của bạn thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng không cân nhắc mức độ tiềm năng của ứng viên tham gia phỏng vấn. Vì thế, tip phỏng vấn dành cho bạn đó là: tận dụng mọi cơ hội. Để nêu lên các thức bản thân phát triển và sửa chữa điểm yếu của chính mình.

Cách trình bày điểm mạnh và điểm yếu vừa là cơ hội để ứng viên chứng tỏ khả năng và kết nối kinh nghiệm với môi trường làm việc mới, vừa giúp cái nhìn từ nhà tuyển dụng trở nên khách quan và chân thực hơn. Vì thế, ứng viên nên trả lời thành thật và khéo léo. Điều này giúp ghi dấu ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và nâng cao khả năng ứng viên vượt qua mọi vòng phỏng vấn.

-------------------
-------------------



- Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH Tư Vấn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Toàn Cầu
- MST : 0314274971
- Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Le Meridien Tower, 3C Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Email: info@jobtest.vn

- Hotline: 028.668.19.668