Tắm cho bé thời điểm giao mùa như thế nào cho đúng cách

minhkhanh0909

Thành viên mới
#1
Khi thời tiết thay đổi, nắng, mưa, lạnh thất thường khiến nhiều trẻ mắc bệnh lý hô hấp. Bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ trong lúc ngủ, các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc tắm cho trẻ vào lúc giao mùa, làm sao để tắm cho trẻ an toàn.

Xem thêm: http://uhm.vn/forum/showthread.php?tid=248799

Theo các chuyên gia, dù trẻ bị ho sổ mũi do viêm họng, cảm cúm hay cảm lạnh thì bố mẹ vẫn nên tắm cho con hàng ngày. Việc kiêng tắm rửa nhiều ngày khi bị ho, sổ mũi thậm chí còn khiến bé dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng ngoài da do tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Việc tắm giúp lau sạch mồ hôi, ghét bẩn trên cơ thể bé, tránh các bệnh về da, bệnh nhiễm trùng và làm thoáng lỗ chân lông nên giúp cơ thể thải độc qua da tốt hơn. Ngoài ra, hơi nước còn có tác dụng thông mũi rất tốt cho trẻ, để trẻ thư giãn và thở một cách dễ dàng hơn vì các dịch nhầy ở trong mũi đã được làm loãng nhờ hơi nước.

Khi giao mùa, nhiệt độ sẽ có sự chênh lệch trong ngày, hoặc giữa các ngày với nhau. Do đó, cha mẹ cần chọn đúng thời điểm để tắm cho trẻ. Cha mẹ có thể chọn tắm cho trẻ vào một trong hai khoảng thời gian từ 9h30– 10h30 buổi sáng, hoặc buổi chiều từ 13h - 16h. Đối với trẻ lớn hơn, buổi sáng bố mẹ thường bận bịu và các bé chuẩn bị đi học nên thường tắm buổi chiều sau khi đi học về nhưng cũng không muộn sau 18h. Cha mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ vào buổi trưa khoảng 11h – 13h, hay vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì có thể làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm sốt…Đồng thời chú ý thời gian tắm gội cho bé chỉ khoảng 5-10 phút với trẻ lớn, và không quá 2 – 3 phút (với trẻ sơ sinh kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu).

Trước khi tắm cho trẻ, cha mẹ, người chăm sóc trẻ nên chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn tắm, khăn bông mềm để lau người sau khi tắm xong. Nên lựa chọn khăn mặt, khăn lau người cho trẻ bằng vải bông mềm để có thể thấm nước nhanh chóng, tránh tình trạng bé bị lạnh vì nước còn lưu lại trên da. Việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp đang tắm cho bé lại phải tìm đồ còn thiếu, hoặc để trẻ chờ đợi sau tắm rất dễ làm con bị lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.Phải tắm trong phòng kín gió; có thể mở nước ấm khoảng 370C-400C.Cha mẹ nên dùng khuỷu tay hoặc cổ tay của mình để cảm nhận xem nhiệt độ có thích hợp hay không. Trường hợp cha mẹ vẫn chưa chắc chắn được độ ấm của nước thích hợp cho con thì có thể dùng nhiệt kế đặc biệt để kiểm tra.Nên dùng sữa tắm thảo dược cho bé chứa tinh dầu và thảo dược vào nước tắm để giữ ấm đường hô hấp, thông khí và thư giãn, ngăn ngừa cảm lạnh hoặc dùng máy sưởi để phòng ấm áp hơn; rửa mặt cho trẻ bằng một chậu rửa mặt riêng để đảm bảo vệ sinh.Trước tiên gội đầu cho bé, gội xong lấy khăn khô lau khô tóc rồi mới tiếp tục tắm.

Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý, không nên tắm cho trẻ khi trẻ vừa ăn no xong, việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.

Không nên tắm cho trẻ khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt, khi đó lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến có thể khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm.

Khi da trẻ đang chịu tổn thương, lúc này, nếu không cẩn thận khi tắm, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục chậm.Khi con vừa nôn, trớ cũng không nên tắm cho trẻ, đầu tiên, cha mẹ hãy lau người, thay áo cho trẻ trước; khi trẻ hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.

Bên cạnh đó, khi tâm trạng trẻ không tốt cũng không nên tắm. Với những trẻ lớn hơn một chút, khi cha mẹ thấy trẻ đang không được vui, tốt nhất bạn nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho chúng ổn định lại tâm lý rồi hãy đưa trẻ đi tắm.

Sau khi trẻ đi tiêm phòng, cha mẹ hãy đợi 1-2 ngày sau hãy tắm cho trẻ, hoặc tránh chỗ vết thương, không để tiếp xúc với nước. Bởi nếu vết thương đó tiếp xúc với xà phòng, nước không sạch, vết thương rất dễ nhiễm trùng, sưng tấy.

Không nên tăm cho trẻ trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm, điều này dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Mặt khác, nếu gội đầu cho bé, trẻ dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.

Ngoài ra, không tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ bởi khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt, trẻ không thích ứng kịp dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Không nên tắm ngay sau khi vận động, cha mẹ nên chờ nửa tiếng sau khi trẻ vận động, khi trẻ hết mệt và khô hẳn mồ hôi mới đưa trẻ đi tắm. Bởi vì sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, đi tắm ngay sẽ bị ốm...

Nguồn: soyte.hanoi.gov.vn