Nhẫn đính hôn thường được đính đá cầu kỳ, còn nhẫn cưới chủ yếu thiên về kiểu dáng trơn, đơn giản. Cả nhẫn cưới và nhẫn đính hôn đều tượng trưng cho sự đính ước, gắn bó của đôi uyên ương. Nhưng hai loại nhẫn này lại có kiểu dáng, ý nghĩa và mục đích sử dụng trong hai dịp hoàn toàn khác nhau. Mình sẽ giúp bạn hiểu đúng về nhẫn đính hôn và nhẫn cưới qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nhẫn đính hôn
Trong hai loại nhẫn, nhẫn đính hôn sẽ là loại được sử dụng đầu tiên trong chặng đường tình yêu của đôi uyên ương. Khi muốn cô gái đồng ý chung sống trọn đời với mình, các chàng trai sẽ phải ngỏ lời cầu hôn và khi đó, vật đính ước sẽ là chiếc nhẫn đính hôn xinh xắn.
Chàng trai sẽ chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ hoặc một không gian riêng dành cho hai người để tặng nhẫn và ngỏ lời cầu hôn với người yêu của mình. Nếu cô gái nhận chiếc nhẫn đính hôn và đeo trên tay nghĩa là cô đã ra một "quyết định ngầm" rằng mình chấp nhận lời cầu hôn và sẽ gắn bó trọn đời với chủ nhân của chiếc nhẫn bằng một đám cưới trong thời gian sớm nhất có thể.
Thực tế, nhẫn đính hôn phổ biến ở phương Tây và trong vài năm trở lại đây, loại nhẫn đặc biệt này mới được người châu Á và Việt Nam dần ưa chuộng. Từ trước tới nay, nhẫn đính hôn chỉ có duy nhất một chiếc và chỉ dành cho nữ, hiếm có trường hợp nào cả đôi uyên ương đều đeo nhẫn đính hôn.
Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn đa số là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn trơn như nhẫn cưới. Trên nhẫn đính hôn thường được đính đá nổi, nếu có điều kiện kinh tế, chàng trai có thể tặng nhẫn đính hôn nạm kim cương, hoặc các loại đá quý. Nhẫn đính hôn phổ biến nhất thường chỉ đính duy nhất một viên đá quý, màu sắc, kiểu dáng phù thuộc chủ yếu vào sở thích của cô gái.
Ngày nay, nhẫn đính hôn khá đa dạng vì nhu cầu và sở thích của các cô gái cũng phong phú hơn. Nhẫn có thể đính nhiều loại đá hay được trang trí cầu kỳ và các chàng trai không ngại ngần để một chiếc nhẫn đính hôn ưng ý nhất, với viên đá quý sang trọng để làm vừa lòng người yêu của mình.
>> Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới khác nhau như thế nào? >>
2. Nhẫn cưới
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới được sử dụng trong một sự kiện quan trọng hơn, đó là ngày cưới. Chiếc nhẫn chính là lời công bố khéo léo với tất cả mọi người rằng, đôi uyên ương đã gắn kết và sẽ trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới được nhiều người coi là biểu trưng cho sự ràng buộc trong hôn nhân, thể hiện tình yêu hạnh phúc của cặp vợ chồng mới cưới và là thông điệp rõ ràng về tình trạng hôn nhân của người đeo nhẫn.
Nhẫn cưới được biết đến trên toàn thế giới trong nhiều năm nay và là vật không thể thiếu Về số lượng, nhẫn cưới luôn luôn phải đi theo cặp, gồm hai chiếc và có nét trang trí tương đối giống nhau hoặc có những điểm chung nhất định.
Về kiều dáng, nhẫn cưới khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nếu nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ, chú trọng vào các chi tiết tinh tế, đính đá, thì ngược lại, nhẫn cưới khá đơn giản nhằm phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Nhẫn cưới đa số là dạng nhẫn tròn trơn, không có nhiều họat tiết trên thân.
Hiện nay, nhiều cô dâu chú rể thích sự cầu kỳ lại yêu thích đôi nhẫn cưới được trạm trổ tinh tế, nhưng vẫn giữ nét trơn cổ điển. Nhẫn cưới có thể đính một hoặc vài viên đá chìm để làm tăng nét mềm mại cho nhẫn. Đặc biệt, các chuyên gia trang sức còn khiến nhẫn cưới mang dấu ấn cá nhân tinh tế khi khắc tên cô dâu chú rể hoặc ngày cưới vào vòng trong của nhẫn.
Ngoài những sự khác biệt, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn lại có điểm chung về chất liệu. Cả hai loại nhẫn này đều có thể sử dụng các chất liệu như vàng màu, vàng trắng, bạch kim. Ngoài ra, hai loại nhẫn này còn có một điểm chung khác, đó là đều được đeo ở ngón tay áp úp.
Nhiều cô dâu băn khoăn về việc đeo nhẫn đính hôn sau đám cưới, vì không muốn cất nhẫn đính hôn đi. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người chọn cách đeo đồng thời cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới trên ngón tay áp úp. Ngoài ra, một số cô dâu lại chọn cách chuyển nhẫn đính hôn sang ngón tay áp út của bàn tay phải và đeo nhẫn cưới vào ngón áp út bàn tay trái.
Đối với đa số các đôi uyên ương người Việt, vì chưa tiếp thu văn hóa đính hôn trước ngày cưới và muốn tiết kiệm chi phí, các chú rể đa số chỉ dùng một cặp nhẫn cưới để sử dụng trong ngày thành hôn, còn khi ngỏ lời cầu hôn, họ sẽ chuẩn bị những hành động lãng mạn và không gian riêng của hai người.
1. Nhẫn đính hôn
Trong hai loại nhẫn, nhẫn đính hôn sẽ là loại được sử dụng đầu tiên trong chặng đường tình yêu của đôi uyên ương. Khi muốn cô gái đồng ý chung sống trọn đời với mình, các chàng trai sẽ phải ngỏ lời cầu hôn và khi đó, vật đính ước sẽ là chiếc nhẫn đính hôn xinh xắn.
Chàng trai sẽ chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ hoặc một không gian riêng dành cho hai người để tặng nhẫn và ngỏ lời cầu hôn với người yêu của mình. Nếu cô gái nhận chiếc nhẫn đính hôn và đeo trên tay nghĩa là cô đã ra một "quyết định ngầm" rằng mình chấp nhận lời cầu hôn và sẽ gắn bó trọn đời với chủ nhân của chiếc nhẫn bằng một đám cưới trong thời gian sớm nhất có thể.
Thực tế, nhẫn đính hôn phổ biến ở phương Tây và trong vài năm trở lại đây, loại nhẫn đặc biệt này mới được người châu Á và Việt Nam dần ưa chuộng. Từ trước tới nay, nhẫn đính hôn chỉ có duy nhất một chiếc và chỉ dành cho nữ, hiếm có trường hợp nào cả đôi uyên ương đều đeo nhẫn đính hôn.
Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn đa số là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn trơn như nhẫn cưới. Trên nhẫn đính hôn thường được đính đá nổi, nếu có điều kiện kinh tế, chàng trai có thể tặng nhẫn đính hôn nạm kim cương, hoặc các loại đá quý. Nhẫn đính hôn phổ biến nhất thường chỉ đính duy nhất một viên đá quý, màu sắc, kiểu dáng phù thuộc chủ yếu vào sở thích của cô gái.
Ngày nay, nhẫn đính hôn khá đa dạng vì nhu cầu và sở thích của các cô gái cũng phong phú hơn. Nhẫn có thể đính nhiều loại đá hay được trang trí cầu kỳ và các chàng trai không ngại ngần để một chiếc nhẫn đính hôn ưng ý nhất, với viên đá quý sang trọng để làm vừa lòng người yêu của mình.
>> Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới khác nhau như thế nào? >>
2. Nhẫn cưới
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới được sử dụng trong một sự kiện quan trọng hơn, đó là ngày cưới. Chiếc nhẫn chính là lời công bố khéo léo với tất cả mọi người rằng, đôi uyên ương đã gắn kết và sẽ trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới được nhiều người coi là biểu trưng cho sự ràng buộc trong hôn nhân, thể hiện tình yêu hạnh phúc của cặp vợ chồng mới cưới và là thông điệp rõ ràng về tình trạng hôn nhân của người đeo nhẫn.
Nhẫn cưới được biết đến trên toàn thế giới trong nhiều năm nay và là vật không thể thiếu Về số lượng, nhẫn cưới luôn luôn phải đi theo cặp, gồm hai chiếc và có nét trang trí tương đối giống nhau hoặc có những điểm chung nhất định.
Về kiều dáng, nhẫn cưới khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nếu nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ, chú trọng vào các chi tiết tinh tế, đính đá, thì ngược lại, nhẫn cưới khá đơn giản nhằm phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Nhẫn cưới đa số là dạng nhẫn tròn trơn, không có nhiều họat tiết trên thân.
Hiện nay, nhiều cô dâu chú rể thích sự cầu kỳ lại yêu thích đôi nhẫn cưới được trạm trổ tinh tế, nhưng vẫn giữ nét trơn cổ điển. Nhẫn cưới có thể đính một hoặc vài viên đá chìm để làm tăng nét mềm mại cho nhẫn. Đặc biệt, các chuyên gia trang sức còn khiến nhẫn cưới mang dấu ấn cá nhân tinh tế khi khắc tên cô dâu chú rể hoặc ngày cưới vào vòng trong của nhẫn.
Ngoài những sự khác biệt, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn lại có điểm chung về chất liệu. Cả hai loại nhẫn này đều có thể sử dụng các chất liệu như vàng màu, vàng trắng, bạch kim. Ngoài ra, hai loại nhẫn này còn có một điểm chung khác, đó là đều được đeo ở ngón tay áp úp.
Nhiều cô dâu băn khoăn về việc đeo nhẫn đính hôn sau đám cưới, vì không muốn cất nhẫn đính hôn đi. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người chọn cách đeo đồng thời cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới trên ngón tay áp úp. Ngoài ra, một số cô dâu lại chọn cách chuyển nhẫn đính hôn sang ngón tay áp út của bàn tay phải và đeo nhẫn cưới vào ngón áp út bàn tay trái.
Đối với đa số các đôi uyên ương người Việt, vì chưa tiếp thu văn hóa đính hôn trước ngày cưới và muốn tiết kiệm chi phí, các chú rể đa số chỉ dùng một cặp nhẫn cưới để sử dụng trong ngày thành hôn, còn khi ngỏ lời cầu hôn, họ sẽ chuẩn bị những hành động lãng mạn và không gian riêng của hai người.