PHỤ CẤP TIỀN MUA THẺ NẠP TIỀN VÀ ĐỔI THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI CÓ TÍNH THUẾ TNCN KHÔNG?

banthe24h.com

Thành viên mới
#1
Phụ cấp tiền nạp điện thoại, mua mã thẻ, đổi thẻ cào không tính thuế TNCN nếu không cao mức quy định và mức phụ cấp tiền điện thoại cho nhân viên được trừ khi tính thuế TNDN cũng được quy định rõ, cụ thể như sau:
  1. Phụ cấp tiền điện thoại không tính thuế TNCN nếu trong mức quy định:
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư Số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính:
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm: Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
– Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.”


PHỤ CẤP THẺ CÀO CÓ TÍNH THUẾ TNCN HAY KHÔNG?
Vậy quy định hiện hành của Nhà nước như thế nào?
Theo Quyết định số 17/VBHN-BTC ngày 4/3/2014 của Bộ tài chính:
Điều 5.[6] Các cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động được cơ quan quản lý cấp một khoản kinh phí để thanh toán chi phí ban đầu như sau:

  1. Tiền mua máy 300.000 đồng/máy đối với điện thoại cố định và 3.000.000 đồng/máy đối với điện thoại di động.
Điều 6.[7] Hàng tháng, cơ quan quản lý cấp tiền cho cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động để thanh toán cước phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) theo các mức như sau:
  1. Các cán bộ nêu tại các điểm a, b và c của khoản 2 Điều 2: mức 300.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 500.000 đ/tháng đối với điện thoại di động
  2. Các đối tượng nêu tại các điểm d, đ , e và g của khoản 2 Điều 2 : mức 200.000 đ/ máy/tháng đối với điện thoại cố định và 400.000 đ/tháng đối với điện thoại di động
  3. Các đối tượng còn lại: mức 100.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 250.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.”
CHÚ Ý:
– Theo quyết định trên thì phụ cấp tiền điện thoại chỉ áp dụng cho các các bộ lãnh đạo từ cấp quận, huyện, thị xã …trở lên.
NHƯ VẬY:
– Nếu DN phụ cấp tiền điện thoại (mua mã thẻ cào, nạp tiền điện thoại, đổi thẻ cào) tính theo lương cho tất cả người lao động trong DN (Không phải là cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên cần giao dịch với khách hàng) thì khoản đó là thu nhập chịu thuế TNCN.
– Nếu tiền khoán điện thoại cho người lao động liên quan đến hoạt động SXKD của DN như: Khoán chi cho những cá nhân cần giao dịch với khách hàng qua điện thoại, lãnh đạo doanh nghiệp…Thì tối đa không quá 500.000 /tháng (Nếu quá thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).
  1. Mức phụ cấp tiền điện thoại được trừ khi tính thuế TNDN:
Theo khoản 1 và 2 điều 6 thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính:
a) Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
– Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
KẾT LUẬN:
Nếu DN bạn chi tiền phụ cấp điện thoại cho người lao động để phục vụ cho hoạt động SXKD của DN mà được quy định cụ thể tại: Hợp đồng lao động, quy chế tài chính của công ty…thì khoản chi này được xác định là chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.