Kim cương xanh là gì? Kim cương xanh là loại kim cương quý giá bậc nhất thế giới, hình thành từ hàng trăm triệu năm và chiếm một số lượng rất ít. Để sở hữu được kim cương xanh tự nhiên nguyên chất, bạn nên chọn mua ở những công ty đá quý uy tín, có đầy đủ các loại giấy chứng nhận.
1.Tổng quan chung về kim cương xanh
1.1 Kim cương xanh là gì?
Kim cương xanh lam (Blue Diamond) là loại kim cương tự nhiên với màu xanh lam rất dễ nhận thấy do chứa thành phần boron trong cấu trúc cacbon của viên kim cương. Tương tự như các loại kim cương màu khác, kim cương xanh lam cũng có bảng phân loại màu từ nhạt tới đậm.
Kim cương xanh hầu như không phải trải qua quy trình xử lý nhân tạo như kim cương đen, nên màu xanh mà nó sở hữu hoàn toàn là tự nhiên. Kim cương xanh lam từ nhạt đến đậm, thường có các màu phụ như xám tím hoặc xanh lục.
Hiện nay, các đơn vị kinh doanh kim cương uy tín đều cung cấp giấy kiểm định của GIA về nguồn gốc của kim cương. Nếu thông tin trong giấy chứng nhận là Natural thì đích thực đó là viên kim cương xanh tự nhiên. Nhóm kim cương xanh được phân chia thành nhiều sắc độ xanh bao gồm: xanh lam thuần khiết, xanh lam ánh lục, xanh lam ánh tím và xanh lam ánh xám.
1.2 Nguồn gốc kim cương xanh đến từ đâu?
Kim cương xanh lam có nguồn gốc “Siêu Sâu” đên từ đại dương cổ đại. Kim cương phân loại IIb là một loại kim cương cực kỳ quý hiến được phân biệt bởi thành phần boron bên trong cấu trúc tinh thể cacbon, nguyên tố có thể tạo ra màu xanh lam cuốn hút.
Tương tự như các loại kim cương khác, kim cương xanh hình thành từ nguyên tố cacbon dưới áp suất và nhiệt độ cực cao trong lòng đất với thời gian lên đến hàng trăm triệu năm.
Trong cấu trúc cacbon có chứa thêm các tạp chất như Nitơ và Boron sẽ hình thành nên viên kim cương màu xanh tuyệt đẹp. Sau khi khai thác và chế tác bằng các công đoạn như đánh bóng, cắt, mài,… viên kim cương có thể biến đổi màu sắc ít nhiều.
Boron là một nguyên tố tập thường xuất hiện ở bề mặt Trái Đất. Nhưng từng ở manti, nơi kim cương hình thành, nồng độ boron ở mất cực kì thấp. Do đó, hàm lượng boron tồn tại trong kim cương loại IIb là một điều bất ngờ và khó giải thích. Kim cương xanh lam thu hút các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bởi giá trị cao, hiếm có cộng với việc thiếu những bao thể khoáng vật lại là trở ngại lớn cho nghiên cứu.
1.3 Quá trình hình thành của kim cương xanh
Phải mất hàng triệu, hàng tỷ năm để hình thành một viên kim cương trong lòng đất. Những khối kim cương thô ban đầu được tạo ra nhờ quá trình liên kết các nguyên tố cacbon dưới áp suất và nhiệt độ lớn.
Trước đây, không có bao thể khoáng vật nào được xác định tồn tại trong một viên kim cương loại IIb. Tuy nhiên, sau 2 năm, bằng cách nghiên cứu các bao thể, tổ chức GIA đã có thể suy luận rằng, các khoán chất xác định trong bao thể chỉ được tìm thấy ở dưới lòng đất với áp suất cực cao. Điều này dẫn đến một kết luận, kim cương loại IIb hình thành ít nhất ở độ sâu từ 410km (vùng chuyển tiếp) đên 660km (lớp manti dưới) sâu hơn 4 lần so với các loại kim cương khác, hình thành ở đáy lục địa cổ với độ sâu 150-200km.
Trong khối nguyên tố cacbon này nếu có sự xuất hiện của các nguyên tố khác như Boron sẽ tạo nên viên kim cương có màu xanh. Mức độ đậm nhạt của viên kim cương xanh tùy thuộc vào hàm lượng Boron trong khối đá là nhiều hay ít.
1.4 Phương thức xử lý kim cương xanh
Lượng kim cương xanh tự nhiên vô cùng hiếm hoi, do đó các công ty kim hoàn đã thực hiện chế tác kim cương không màu để tạo nên những viên kim cương xanh vô cùng đẹp và sang trọng.
Cụ thể, kim cương không màu được xử lý nhiệt kết hợp với hóa chất hoặc cho vào môi trường có áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra màu xanh lam đẹp mắt. Dĩ nhiên, giá trị của kim cương xanh tự nhiên chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với kim cương xanh đã qua xử lý.
Chính vì khan hiếm và đắt giá nên thị trường kim cương hiện nay đã xuất hiện kim cương xanh giả. Đây là kim cương xanh đã được xử lý màu sắc từ kim cương không màu. Vì thế, nếu không có kinh nghiệm mua kim cương, bạn sẽ rất dễ mua nhầm loại kim cương ngày với mức giá của kim cương thật.
Xem thêm:
Để đảm bảo mua đúng kim cương xanh tự nhiên, bạn nên chọn các đơn vị kinh doanh kim cương uy tín, có giấy chứng nhận của GIA thể hiện rõ yếu tố màu sắc và xác định viên kim cương có xử lý nhân tạo hay không.
2. Tại sao kim cương xanh lại quý hiếm và đắt giá?
Là một loại kim cương màu khan hiếm bậc nhất thế giới và sở hữu vẻ đẹp tuyệt mỹ nên kim cương xanh có giá vô cùng đắt đỏ. Việc khai thác kim cương vốn đã khó khăn, khai thác kim cương xanh lại càng gian nan hơn nữa. Đó là lý do mà số lượng kim cương xanh trên thế giới cực kỳ ít ỏi.
Kim cương xanh là loại đắt thứ hai trên thế giới trong các loại kim cương, chỉ sau kim cương đỏ. Kim cương xanh là sự kết hợp độc đáo giữa sắc màu như lửa và chỉ được tìm thấy tại ba khu vực trên thế giới: Úc, Ấn Độ và Nam Phi.
Hơn thế nữa Màu xanh được nhiều người yêu thích và xuất hiện nhiều trong các đồ trang sức bởi sự đơn giản ẩn chứa bên trong vẽ đẹp quyến rũ đối với rất nhiều người. Do đó, kim cương xanh lam được nhiều người săn lùng.
Mỏ kim cương lớn nhất thế giới, Cullinan nơi tìm thấy viên kim cương xanh đẹp nhất thế giới năm 2021 và đặt tên cho nó là The De Beers Cullinan (Cullinan Blue). The De Beers Cullinan có màu sắc cực kỳ cuốn hút và được bán với giá lên đên 57,5 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s ở Hong Kong.
3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của kim cương xanh
3.1 Tiêu chuẩn màu sắc – Color
Để đánh giá chất lượng của kim cương xanh, yếu tố đầu tiên cần quan tâm chính là màu sắc. Giá trị của viên kim cương xanh được quyết định bởi độ rực màu của viên đá. Những viên kim cương xanh lam đậm và mạnh thường đắt hơn những viên kim cương xanh lam nhạt.
Sắc xanh của kim cương được chia thành nhiều loại như xanh lam thuần khiết, xanh lam tím, xanh lục lam và xanh lam xám. Tuy nhiên, màu sắc chính của kim cương xanh chính là màu xanh lam. Còn xám hoặc xanh lục chỉ là ánh màu phụ. Sở dĩ viên kim cương xanh có ánh tím, ánh xám hoặc ánh vàng là do sự góp mặt của nguyên tố Hydro và khí Nitơ trong cấu trúc cacbon.
Trong tự nhiên, số lượng kim cương xanh với màu sắc đậm thường rất hiếm. Vì thế đa phần các viên kim cương xanh hiện có trên thị trường đều đã được “phù phép” trong các phòng thí nghiệm để đạt được màu sắc tối ưu.
Vì giá cả phụ thuộc vào sắc độ màu nên kim cương màu xanh nhạt thường được làm cho đậm màu hơn để nâng giá trị tăng lên. Các phương pháp xử lý này chỉ thay đổi màu sắc, hoàn toàn không làm cấu trúc viên đá biến đổi.
3.2 Tiêu chuẩn độ tinh khiết – Clarity
Để đánh giá giá trị của viên kim cương xanh, người ta còn căn cứ vào độ tinh khiết của viên đá. Theo đó, viên kim cương sẽ có giá cao nếu ít tạp chất. Tuy nhiên, so với kim cương không màu thì độ tinh khiết của kim cương xanh không quá quan trọng. Bởi vì tạp chất trong viên kim cương khá khó nhận thấy bằng mắt thường.
Kim cương xanh thường chứa ít tạp chất và được xếp vào nhóm đá quý có độ tinh khiết loại II. Trong khi nhóm đá quý thuộc loại SI1-SI2 thường trong suốt, sở hữu vẻ đẹp lấp lánh nên được ưa chuộng hơn.
3.3 Tiêu chuẩn giác cắt – Cut
Thêm một tiêu chuẩn đánh giá kim cương xanh, đó chính là giác cắt. Bất kỳ loại đá quý nào cũng có thể bị ảnh hưởng màu sắc bởi giác cắt. Trên thực tế, giác cắt có vai trò hết sức quan trọng với kim cương không màu vì tác động đến vẻ đẹp rực rỡ và sự lấp lánh của viên đá.
Trong khi đó, giác cắt lại không ảnh hưởng nhiều đến kim cương xanh. Các nhà chế tác đá quý có thể áp dụng nhiều kiểu cắt khác nhau để tạo nên những viên kim cương có hình dáng độc lạ.
Kim cương xanh mang lại vẻ đẹp hiện đại và thời thượng, kể cả khi nó được đính trên các loại trang sức mang tinh thần cổ điển. Về cơ bản, màu sắc của loại kim cương này vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả, xếp trước cả độ lấp lánh.
3.4 Tiêu chuẩn về trọng lượng – Carat
Ngoài 3 yếu tố màu sắc, độ tinh khiết và giác cắt, giá trị của kim cương xanh còn phụ thuộc vào trọng lượng. Viên đá sẽ có giá trị cao khi có trọng lượng lớn, tương tự như các loại kim cương khác.
4. Phân biệt kim cương xanh và Sapphire xanh lam
Thoạt nhìn, kim cương xanh và sapphire xanh lam có nét giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sắc độ xanh của 2 loại đá quý này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, sự khác biệt này như thế nào?
Kim cương xanh được phân loại màu sắc thành kim cương xanh lam mờ đến kim cương xanh lam mạnh, xanh lam sậm, xanh lam đậm, xanh lam, xanh lam nhẹ, xanh lam nhạt và xanh lam rất nhạt. Sapphire cũng được chia thành nhiều gam màu xanh khác nhau như xanh lam đậm cho đến xanh da trời nhạt. Độ rực màu của Sapphire càng cao khi có chứa nồng độ titan lớn trong cấu trúc.
Vậy làm thế nào để phân biệt kim cương xanh và Sapphire? Cách phân biệt tốt nhất chính là căn cứ vào giấy chứng nhận đá quý hoặc nhờ chuyên gia kim hoàn kiểm tra.
1.Tổng quan chung về kim cương xanh
1.1 Kim cương xanh là gì?
Kim cương xanh lam (Blue Diamond) là loại kim cương tự nhiên với màu xanh lam rất dễ nhận thấy do chứa thành phần boron trong cấu trúc cacbon của viên kim cương. Tương tự như các loại kim cương màu khác, kim cương xanh lam cũng có bảng phân loại màu từ nhạt tới đậm.
Kim cương xanh hầu như không phải trải qua quy trình xử lý nhân tạo như kim cương đen, nên màu xanh mà nó sở hữu hoàn toàn là tự nhiên. Kim cương xanh lam từ nhạt đến đậm, thường có các màu phụ như xám tím hoặc xanh lục.
Hiện nay, các đơn vị kinh doanh kim cương uy tín đều cung cấp giấy kiểm định của GIA về nguồn gốc của kim cương. Nếu thông tin trong giấy chứng nhận là Natural thì đích thực đó là viên kim cương xanh tự nhiên. Nhóm kim cương xanh được phân chia thành nhiều sắc độ xanh bao gồm: xanh lam thuần khiết, xanh lam ánh lục, xanh lam ánh tím và xanh lam ánh xám.
1.2 Nguồn gốc kim cương xanh đến từ đâu?
Kim cương xanh lam có nguồn gốc “Siêu Sâu” đên từ đại dương cổ đại. Kim cương phân loại IIb là một loại kim cương cực kỳ quý hiến được phân biệt bởi thành phần boron bên trong cấu trúc tinh thể cacbon, nguyên tố có thể tạo ra màu xanh lam cuốn hút.
Tương tự như các loại kim cương khác, kim cương xanh hình thành từ nguyên tố cacbon dưới áp suất và nhiệt độ cực cao trong lòng đất với thời gian lên đến hàng trăm triệu năm.
Trong cấu trúc cacbon có chứa thêm các tạp chất như Nitơ và Boron sẽ hình thành nên viên kim cương màu xanh tuyệt đẹp. Sau khi khai thác và chế tác bằng các công đoạn như đánh bóng, cắt, mài,… viên kim cương có thể biến đổi màu sắc ít nhiều.
Boron là một nguyên tố tập thường xuất hiện ở bề mặt Trái Đất. Nhưng từng ở manti, nơi kim cương hình thành, nồng độ boron ở mất cực kì thấp. Do đó, hàm lượng boron tồn tại trong kim cương loại IIb là một điều bất ngờ và khó giải thích. Kim cương xanh lam thu hút các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bởi giá trị cao, hiếm có cộng với việc thiếu những bao thể khoáng vật lại là trở ngại lớn cho nghiên cứu.
1.3 Quá trình hình thành của kim cương xanh
Phải mất hàng triệu, hàng tỷ năm để hình thành một viên kim cương trong lòng đất. Những khối kim cương thô ban đầu được tạo ra nhờ quá trình liên kết các nguyên tố cacbon dưới áp suất và nhiệt độ lớn.
Trước đây, không có bao thể khoáng vật nào được xác định tồn tại trong một viên kim cương loại IIb. Tuy nhiên, sau 2 năm, bằng cách nghiên cứu các bao thể, tổ chức GIA đã có thể suy luận rằng, các khoán chất xác định trong bao thể chỉ được tìm thấy ở dưới lòng đất với áp suất cực cao. Điều này dẫn đến một kết luận, kim cương loại IIb hình thành ít nhất ở độ sâu từ 410km (vùng chuyển tiếp) đên 660km (lớp manti dưới) sâu hơn 4 lần so với các loại kim cương khác, hình thành ở đáy lục địa cổ với độ sâu 150-200km.
Trong khối nguyên tố cacbon này nếu có sự xuất hiện của các nguyên tố khác như Boron sẽ tạo nên viên kim cương có màu xanh. Mức độ đậm nhạt của viên kim cương xanh tùy thuộc vào hàm lượng Boron trong khối đá là nhiều hay ít.
1.4 Phương thức xử lý kim cương xanh
Lượng kim cương xanh tự nhiên vô cùng hiếm hoi, do đó các công ty kim hoàn đã thực hiện chế tác kim cương không màu để tạo nên những viên kim cương xanh vô cùng đẹp và sang trọng.
Cụ thể, kim cương không màu được xử lý nhiệt kết hợp với hóa chất hoặc cho vào môi trường có áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra màu xanh lam đẹp mắt. Dĩ nhiên, giá trị của kim cương xanh tự nhiên chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với kim cương xanh đã qua xử lý.
Chính vì khan hiếm và đắt giá nên thị trường kim cương hiện nay đã xuất hiện kim cương xanh giả. Đây là kim cương xanh đã được xử lý màu sắc từ kim cương không màu. Vì thế, nếu không có kinh nghiệm mua kim cương, bạn sẽ rất dễ mua nhầm loại kim cương ngày với mức giá của kim cương thật.
Xem thêm:
Để đảm bảo mua đúng kim cương xanh tự nhiên, bạn nên chọn các đơn vị kinh doanh kim cương uy tín, có giấy chứng nhận của GIA thể hiện rõ yếu tố màu sắc và xác định viên kim cương có xử lý nhân tạo hay không.
2. Tại sao kim cương xanh lại quý hiếm và đắt giá?
Là một loại kim cương màu khan hiếm bậc nhất thế giới và sở hữu vẻ đẹp tuyệt mỹ nên kim cương xanh có giá vô cùng đắt đỏ. Việc khai thác kim cương vốn đã khó khăn, khai thác kim cương xanh lại càng gian nan hơn nữa. Đó là lý do mà số lượng kim cương xanh trên thế giới cực kỳ ít ỏi.
Kim cương xanh là loại đắt thứ hai trên thế giới trong các loại kim cương, chỉ sau kim cương đỏ. Kim cương xanh là sự kết hợp độc đáo giữa sắc màu như lửa và chỉ được tìm thấy tại ba khu vực trên thế giới: Úc, Ấn Độ và Nam Phi.
Hơn thế nữa Màu xanh được nhiều người yêu thích và xuất hiện nhiều trong các đồ trang sức bởi sự đơn giản ẩn chứa bên trong vẽ đẹp quyến rũ đối với rất nhiều người. Do đó, kim cương xanh lam được nhiều người săn lùng.
Mỏ kim cương lớn nhất thế giới, Cullinan nơi tìm thấy viên kim cương xanh đẹp nhất thế giới năm 2021 và đặt tên cho nó là The De Beers Cullinan (Cullinan Blue). The De Beers Cullinan có màu sắc cực kỳ cuốn hút và được bán với giá lên đên 57,5 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s ở Hong Kong.
3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của kim cương xanh
3.1 Tiêu chuẩn màu sắc – Color
Để đánh giá chất lượng của kim cương xanh, yếu tố đầu tiên cần quan tâm chính là màu sắc. Giá trị của viên kim cương xanh được quyết định bởi độ rực màu của viên đá. Những viên kim cương xanh lam đậm và mạnh thường đắt hơn những viên kim cương xanh lam nhạt.
Sắc xanh của kim cương được chia thành nhiều loại như xanh lam thuần khiết, xanh lam tím, xanh lục lam và xanh lam xám. Tuy nhiên, màu sắc chính của kim cương xanh chính là màu xanh lam. Còn xám hoặc xanh lục chỉ là ánh màu phụ. Sở dĩ viên kim cương xanh có ánh tím, ánh xám hoặc ánh vàng là do sự góp mặt của nguyên tố Hydro và khí Nitơ trong cấu trúc cacbon.
Trong tự nhiên, số lượng kim cương xanh với màu sắc đậm thường rất hiếm. Vì thế đa phần các viên kim cương xanh hiện có trên thị trường đều đã được “phù phép” trong các phòng thí nghiệm để đạt được màu sắc tối ưu.
Vì giá cả phụ thuộc vào sắc độ màu nên kim cương màu xanh nhạt thường được làm cho đậm màu hơn để nâng giá trị tăng lên. Các phương pháp xử lý này chỉ thay đổi màu sắc, hoàn toàn không làm cấu trúc viên đá biến đổi.
3.2 Tiêu chuẩn độ tinh khiết – Clarity
Để đánh giá giá trị của viên kim cương xanh, người ta còn căn cứ vào độ tinh khiết của viên đá. Theo đó, viên kim cương sẽ có giá cao nếu ít tạp chất. Tuy nhiên, so với kim cương không màu thì độ tinh khiết của kim cương xanh không quá quan trọng. Bởi vì tạp chất trong viên kim cương khá khó nhận thấy bằng mắt thường.
Kim cương xanh thường chứa ít tạp chất và được xếp vào nhóm đá quý có độ tinh khiết loại II. Trong khi nhóm đá quý thuộc loại SI1-SI2 thường trong suốt, sở hữu vẻ đẹp lấp lánh nên được ưa chuộng hơn.
3.3 Tiêu chuẩn giác cắt – Cut
Thêm một tiêu chuẩn đánh giá kim cương xanh, đó chính là giác cắt. Bất kỳ loại đá quý nào cũng có thể bị ảnh hưởng màu sắc bởi giác cắt. Trên thực tế, giác cắt có vai trò hết sức quan trọng với kim cương không màu vì tác động đến vẻ đẹp rực rỡ và sự lấp lánh của viên đá.
Trong khi đó, giác cắt lại không ảnh hưởng nhiều đến kim cương xanh. Các nhà chế tác đá quý có thể áp dụng nhiều kiểu cắt khác nhau để tạo nên những viên kim cương có hình dáng độc lạ.
Kim cương xanh mang lại vẻ đẹp hiện đại và thời thượng, kể cả khi nó được đính trên các loại trang sức mang tinh thần cổ điển. Về cơ bản, màu sắc của loại kim cương này vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả, xếp trước cả độ lấp lánh.
3.4 Tiêu chuẩn về trọng lượng – Carat
Ngoài 3 yếu tố màu sắc, độ tinh khiết và giác cắt, giá trị của kim cương xanh còn phụ thuộc vào trọng lượng. Viên đá sẽ có giá trị cao khi có trọng lượng lớn, tương tự như các loại kim cương khác.
4. Phân biệt kim cương xanh và Sapphire xanh lam
Thoạt nhìn, kim cương xanh và sapphire xanh lam có nét giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sắc độ xanh của 2 loại đá quý này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, sự khác biệt này như thế nào?
Kim cương xanh được phân loại màu sắc thành kim cương xanh lam mờ đến kim cương xanh lam mạnh, xanh lam sậm, xanh lam đậm, xanh lam, xanh lam nhẹ, xanh lam nhạt và xanh lam rất nhạt. Sapphire cũng được chia thành nhiều gam màu xanh khác nhau như xanh lam đậm cho đến xanh da trời nhạt. Độ rực màu của Sapphire càng cao khi có chứa nồng độ titan lớn trong cấu trúc.
Vậy làm thế nào để phân biệt kim cương xanh và Sapphire? Cách phân biệt tốt nhất chính là căn cứ vào giấy chứng nhận đá quý hoặc nhờ chuyên gia kim hoàn kiểm tra.