Sự kết hợp hoàn hảo giữa võ thuật và Quyền Anh đã tạo ra Kickboxing. Ngày nay, môn thể thao này được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các phòng tập thể dục. Nếu bạn chưa biết điều gì đã làm nên ấn tượng, khiến nó được yêu thích đến vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Kick boxing là gì?
Kick boxing được biết đến như môn thể thao kết hợp giữa Quyền Anh, Muay Thái với Karate.
Nó là sự pha trộn giữa sự nhanh nhẹn của Boxing với sự mạnh mẽ của Karate. Ngày nay, Kickboxing được ứng dụng chủ yếu để tự vệ.
Ngoài ra, tên gọi Kick boxing cũng đại diện cho một số môn thể thao như Pardel Serey từ Campuchia, Yaw-Yan từ Philippines hay Mushti Yudha của Ấn Độ.
Chúng có đặc điểm chung là sử dụng các thao tác đấm và đá.
Tại Việt Nam, Kickboxing thu hút lượng lớn người tập luyện bởi khả năng thực chiến ấn tượng.
Lịch sử của Kickboxing
Lịch sử của Kick boxing đã trải qua khá nhiều những giai đoạn với nhiều sự biến đổi về hình thức và quy luật:
Ra đời tại Nhật Bản
Mặc dù ra đời tại Nhật Bản nhưng Kick boxing lại mang nhiều đặc điểm của Muay Thái. Chúng có nguồn gốc từ thời kì vua Sukhothai (1238 – 1377) và được ứng dụng trong chiến đấu.
Đến tận năm 1868, khi vua Rama V lên ngôi, môn võ này mới được sử dụng để tự vệ và tăng cường sức khỏe. Chúng dần được đưa vào sự kiện thể thao với găng tay và đồ bảo hộ đi kèm.
Muay Thái tách khỏi kickboxing
Muay Thái bắt đầu tách ra thành môn võ thuật độc lập vào năm 1920. Sau đó Osamu Noguchi - một võ sĩ người Nhật đã thúc đẩy Kickboxing về đúng chất Karate.
Vào năm 1966, một cuộc thi đấu giữa Muay Thai và Karate đã được tổ chức với lợi thế nghiêng về Nhật Bản. Chính từ thời điểm đó, Kick boxing được hình thành với sự kết hợp của Karate, Boxing và Muay Thái.
Phát triển ở Hoa Kỳ và thế giới
Lịch sử của Kick boxing tương đối ngắn và chính thức được lấy tên gọi như hiện tại vào năm 1950.
Chúng trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ từ những năm 1970 và được phát sóng trên kênh ESPN vào năm 1979.
Sau đó, môn thể thao này dần phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng phát triển với rất nhiều phong cách khác nhau.
Luật thi đấu Kickboxing
Luật thi đấu của Kick boxing chia làm rất nhiều nội dung khác nhau. Đa số sẽ tuân theo bộ luật được Hiệp hội các Tổ chức Kick boxing Thế giới (WAKO) công nhận.
Kickboxing Full Contact
Trong thi đấu, các võ sĩ sẽ cần quan tâm đến một số điểm đáng chú ý như các đòn tay và đòn chân được phép sử dụng. Mỗi hiệp đấu các võ sĩ phải sử dụng ít nhất là 6 đòn đá.
Nếu thiếu tích cực trong việc sử dụng đòn đá, hệ thống giám định sẽ thống kê và gửi đến trọng tài.
Khi đó, trọng tài có quyền trừ điểm đối với các tuyển thủ này. Trải qua 3 lần bị đánh choáng/ ngã, võ sĩ có thể bị xử thua kĩ thuật (TKO).
Kickboxing Low Kick (quốc tế)
Kickboxing Low Kick cho phép các võ sĩ mở rộng mục tiêu tấn công cũng như các đòn tấn công.
Không những chỉ được dùng chân, họ có thể sử dụng đòn ống chân hoặc tấn công bắp chân của đối thủ.
Những đòn phang trụ trở nên hợp lệ và không còn bị quy định phải sử dụng bao nhiêu đòn đá nữa. Đây là 2 điểm khác biệt cơ bản giữa Kickboxing Low Kick với luật Full Contact.
Kick Light (Light Contact)
Light Contact còn khá xa lạ tại Việt Nam và ít khi được sử dụng cho các giải trong nước.
Philippines là quốc gia đầu tiên đưa luật này vào thi đấu chính thức tại SEA Games 30.
Tuy khá giống với Low Kick nhưng trong luật này, võ sĩ phải kiểm soát vị trí và lực ra đòn.
Họ có thể chủ động tấn công mà không cần quan tâm đến số đòn đá cần sử dụng.
Quy tắc K-1
K-1 có tên gọi khác là quy tắc thống nhất hay Kick boxing Nhật Bản.
Trong trận đấu sẽ có sự thay đổi đáng kể về hiệp đấu cũng như cấm các đòn đánh cùi chỏ. Các võ sĩ để ngực trần và chỉ được sử dụng một số đồ bảo hộ.
Kể từ những năm 1990, nhiều giải đấu lớn đã bắt đầu áp dụng bộ quy tắc này.
Tính từ thời điểm xuất hiện đến nay, sự phát triển của Kickboxing có thể nói là rất nhanh chóng. Đây không chỉ một môn thể thao thi đấu mà còn là trào lưu thể thao hàng đầu.
Tuy không phát triển rầm rộ hay được đưa vào Olympic nhưng sức hút của nó là điều không ai có thể phủ nhận.
Hiện tại, Kickboxing đã có mặt tại nhiều quốc gia và sở hữu hàng triệu “tín đồ” cuồng nhiệt.
Các kỹ thuật kickboxing
Các kỹ thuật được sử dụng trong Kickboxing về cơ bản giống với Quyền Anh.
>> Xem kỹ thuật kickboxing tại bài viết sau: Kickboxing.
Kick boxing là gì?
Kick boxing được biết đến như môn thể thao kết hợp giữa Quyền Anh, Muay Thái với Karate.
Nó là sự pha trộn giữa sự nhanh nhẹn của Boxing với sự mạnh mẽ của Karate. Ngày nay, Kickboxing được ứng dụng chủ yếu để tự vệ.
Ngoài ra, tên gọi Kick boxing cũng đại diện cho một số môn thể thao như Pardel Serey từ Campuchia, Yaw-Yan từ Philippines hay Mushti Yudha của Ấn Độ.
Chúng có đặc điểm chung là sử dụng các thao tác đấm và đá.
Tại Việt Nam, Kickboxing thu hút lượng lớn người tập luyện bởi khả năng thực chiến ấn tượng.
Lịch sử của Kickboxing
Lịch sử của Kick boxing đã trải qua khá nhiều những giai đoạn với nhiều sự biến đổi về hình thức và quy luật:
Ra đời tại Nhật Bản
Mặc dù ra đời tại Nhật Bản nhưng Kick boxing lại mang nhiều đặc điểm của Muay Thái. Chúng có nguồn gốc từ thời kì vua Sukhothai (1238 – 1377) và được ứng dụng trong chiến đấu.
Đến tận năm 1868, khi vua Rama V lên ngôi, môn võ này mới được sử dụng để tự vệ và tăng cường sức khỏe. Chúng dần được đưa vào sự kiện thể thao với găng tay và đồ bảo hộ đi kèm.
Muay Thái tách khỏi kickboxing
Muay Thái bắt đầu tách ra thành môn võ thuật độc lập vào năm 1920. Sau đó Osamu Noguchi - một võ sĩ người Nhật đã thúc đẩy Kickboxing về đúng chất Karate.
Vào năm 1966, một cuộc thi đấu giữa Muay Thai và Karate đã được tổ chức với lợi thế nghiêng về Nhật Bản. Chính từ thời điểm đó, Kick boxing được hình thành với sự kết hợp của Karate, Boxing và Muay Thái.
Phát triển ở Hoa Kỳ và thế giới
Lịch sử của Kick boxing tương đối ngắn và chính thức được lấy tên gọi như hiện tại vào năm 1950.
Chúng trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ từ những năm 1970 và được phát sóng trên kênh ESPN vào năm 1979.
Sau đó, môn thể thao này dần phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng phát triển với rất nhiều phong cách khác nhau.
Luật thi đấu Kickboxing
Luật thi đấu của Kick boxing chia làm rất nhiều nội dung khác nhau. Đa số sẽ tuân theo bộ luật được Hiệp hội các Tổ chức Kick boxing Thế giới (WAKO) công nhận.
Kickboxing Full Contact
Trong thi đấu, các võ sĩ sẽ cần quan tâm đến một số điểm đáng chú ý như các đòn tay và đòn chân được phép sử dụng. Mỗi hiệp đấu các võ sĩ phải sử dụng ít nhất là 6 đòn đá.
Nếu thiếu tích cực trong việc sử dụng đòn đá, hệ thống giám định sẽ thống kê và gửi đến trọng tài.
Khi đó, trọng tài có quyền trừ điểm đối với các tuyển thủ này. Trải qua 3 lần bị đánh choáng/ ngã, võ sĩ có thể bị xử thua kĩ thuật (TKO).
Kickboxing Low Kick (quốc tế)
Kickboxing Low Kick cho phép các võ sĩ mở rộng mục tiêu tấn công cũng như các đòn tấn công.
Không những chỉ được dùng chân, họ có thể sử dụng đòn ống chân hoặc tấn công bắp chân của đối thủ.
Những đòn phang trụ trở nên hợp lệ và không còn bị quy định phải sử dụng bao nhiêu đòn đá nữa. Đây là 2 điểm khác biệt cơ bản giữa Kickboxing Low Kick với luật Full Contact.
Kick Light (Light Contact)
Light Contact còn khá xa lạ tại Việt Nam và ít khi được sử dụng cho các giải trong nước.
Philippines là quốc gia đầu tiên đưa luật này vào thi đấu chính thức tại SEA Games 30.
Tuy khá giống với Low Kick nhưng trong luật này, võ sĩ phải kiểm soát vị trí và lực ra đòn.
Họ có thể chủ động tấn công mà không cần quan tâm đến số đòn đá cần sử dụng.
Quy tắc K-1
K-1 có tên gọi khác là quy tắc thống nhất hay Kick boxing Nhật Bản.
Trong trận đấu sẽ có sự thay đổi đáng kể về hiệp đấu cũng như cấm các đòn đánh cùi chỏ. Các võ sĩ để ngực trần và chỉ được sử dụng một số đồ bảo hộ.
Kể từ những năm 1990, nhiều giải đấu lớn đã bắt đầu áp dụng bộ quy tắc này.
Tính từ thời điểm xuất hiện đến nay, sự phát triển của Kickboxing có thể nói là rất nhanh chóng. Đây không chỉ một môn thể thao thi đấu mà còn là trào lưu thể thao hàng đầu.
Tuy không phát triển rầm rộ hay được đưa vào Olympic nhưng sức hút của nó là điều không ai có thể phủ nhận.
Hiện tại, Kickboxing đã có mặt tại nhiều quốc gia và sở hữu hàng triệu “tín đồ” cuồng nhiệt.
Các kỹ thuật kickboxing
Các kỹ thuật được sử dụng trong Kickboxing về cơ bản giống với Quyền Anh.
>> Xem kỹ thuật kickboxing tại bài viết sau: Kickboxing.