Gai cột sống có chữa được không

mintmintonline

Thành viên mới
#1
Gai cột sống là một trong những căn bệnh nguy hiểm tìm ẩn trong cơ thể mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải, người bệnh không những tổn thương đến vấn đề xương cột sống, tệ hơn nữa nếu không chữa trị sớm sẽ làm cơ thể mất đi khả năng vận động linh hoạt, thường xuyên đau nhức hệ thần kinh trung ương, mất kết nối giữa các dây thần kinh từ não xuống cột sống dần dần người bệnh sẽ kém vận động .
Bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Gai cột sống (hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống) được mô tả là do sự hình thành của các gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống, cụ thể là ở trên đốt sống, quanh khớp do do viêm cột sống, đĩa sụn. Có thể gặp gai xương ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

⇒ Nguyên nhân các phần xương mọc ra này, chủ yếu là do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống. Cụ thể:
Khi bị viêm khớp, xương bị tổn thương, cột sống không còn vững nữa và hình thành nên các gai xương nằm xung quanh cột sống để bảo vệ và đây là cơ chế gây gai cột sống.
Người thường xuyên khuân vác nặng nề; vận động sai tư thế… rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống và những tổn thương ở sụn khớp.
Tuổi tác cao và sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, trong đó có sự xuống cấp của hệ thống xương khớp
Nguyên nhân khác: Những người thừa cân, béo phì, làm việc nặng nhọc hay vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích...

Triệu chứng nhận biết sớm bệnh gai cột sống
Ở giai đoạn sớm, gai cột sống gần như không có biểu hiện rõ ràng, chỉ gây đau nhức âm ỉ nên rất khó nhận biết; đa phần phát hiện khi lo lắng nên đi khám thử hoặc đi khám sức khỏe tổng quát.
Theo thời gian, các triệu chứng tiến triển nặng và trở nên tồi tệ hơn, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng là những cơn đau khó chịu và dai dẳng hơn; thường gặp là đau buốt ở thắt lưng, đau vai-mỏi cổ, tê bì chân tay. Cụ thể:
Tùy vị trí mọc gai xương người bệnh có thể đau ở lưng hoặc đau ở cổ; ban đầu chỉ thấy mỏi hoặc tê cứng; càng về sau càng bị đau buốt.
Cơn đau nhức tăng lên khi vận động như đứng lên, đi lại, làm việc và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Đau có xu hướng lan ra các chi; gai cột sống cổ gây đau buốt dọc vai và lan ra hai tay; gai cột sống lưng đau dọc xuống hai chân
Tê bì và dần mất cảm giác ở các chi do các gai xương chèn ép dây thần kinh; lâu dần cơ bắp cũng dần yếu đi; kèm theo các biểu hiện như tụt huyết áp, thở hụt hơi, tăng tiết mồ hôi; khó vận động, mệt mỏi, sút cân…
Bệnh gai cột sống nặng gây mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (hội chứng chùm đuôi ngựa) do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp.


BÁC SĨ TƯ VẤN: BỆNH GAI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Bệnh gai cột sống được cảnh báo là rất nguy hiểm, không chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu, nhức mỏi… mà nếu kéo dài còn kéo theo cả hàng loạt các biến chứng nguy hiểm: Mất khả năng vận động, suy nhược cơ thể, đau nửa đầu, đại/tiểu tiện mất kiểm soát, biến dạng cột sống (cong/vẹo cột sống, gù lưng), teo cơ ở tay hoặc chân, bại liệt…
Với những biến chứng nguy hiểm như vậy thì bệnh gai cột sống có chữa được không? làm sao để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này? Thực ra, tùy giai đoạn bệnh nặng/nhẹ thì mới có thể kết luận được bệnh có chữa dứt điểm được hay không. Thông thường ở giai đoạn nhẹ, nếu áp dụng đúng phương pháp, tuân thủ chỉ định bác sĩ thì bệnh có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động và chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/benh-...duoc-khong-dau-la-cach-dieu-tri-hieu-qua.html
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu