Là viên đá được vạn người mê nhưng chưa chắc ai cũng biết hết những sự thật này của kim cương.
Tinh thể kim cương hình thành từ carbon, sở hữu vẻ đẹp lung linh, có độ cứng vô song. Cho đến nay, kim cương trở thành viên đá quý được yêu thích trên toàn cầu. Vậy là người yêu thích vẻ đẹp vượt thời gian này, bạn đã biết những sự thật này về kim cương chưa? Cùng tìm hiểu cách phân biệt kim cương và đá quý
Chỉ có kim cương cắt được kim cương
Trong văn hoá người Hy Lạp, từ kim cương bắt nguồn từ “adamas” nghĩa là không thể phá huỷ. Trên thang đo độ cứng Moh, kim cương đạt điểm 10/10 (Sapphire và Ruby đạt điểm 9/10), nghĩa là tinh thể trong suốt này có độ cứng vô song. Đặc biệt, chỉ có kim cương mới có thể làm trầy xước kim cương.
Kim cương không tỏa sáng
Nhiều người thường nghĩ rằng kim cương tự phát ra ánh sáng hay tỏa sáng như lời bài hát của ca sĩ Rihanna – Shine bright like a diamond. Nhưng thực tế, tinh thể này phản chiếu ánh sáng chứ không phải tỏa sáng. Giải thích một cách khoa học như sau: Vệt sáng chiếu lên kim cương, một phần ánh sáng phản chiếu trên bề mặt kim cương, gọi là phản chiếu bên ngoài. Phần khác của ánh sáng nhập vào trong viên kim cương và đổi hướng do mật độ cảm quang quá lớn của kim cương, được gọi là khúc xạ. Ánh sáng sau đó phản chiếu ở mặt trong của kim cương được gọi là phản chiếu bên trong.
Kim cương là giọt nước mắt của các vị thần
Trong văn hoá của người Hy Lạp và La Mã cổ đại, kim cương được cho rằng là giọt nước của các vị thần hoặc mảnh vụn từ các ngôi sao.
Cấu thành 100% từ carbon
Điều thú vị kế tiếp là nguyên tố hình thành ra tinh thể trong suốt này chỉ có một, đó chính là carbon.
Nhẫn đính hôn kim cương xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 15
Năm 1477, Vua Archduke Maximilian I của nước Áo đã cầu hôn tiểu thư nước Pháp Mary of Burgundy bằng một chiếc nhẫn đính hôn kim cương có chất liệu vàng. Đặc biệt, điểm nhấn của nhẫn là chữ M (tượng trưng cho tên Mary) được lấp đầy bằng kim cương.
250 tấn đất đổi lấy 1 carat kim cương
Một trong những lý do kim cương được xem là tinh thể quý hiếm: Để có được 1 carat kim cương các công nhân phải đào khoảng 250 tấn đất.
Kim cương được hình thành từ độ sâu 100km
Những tinh thể lấp lánh này được hình thành trong bóng tối, sâu bên trong lòng đất. Thông thường, để tìm thấy kim cương, con người cần phải khai thác đất đá với độ sâu từ 140km đến 190km. Trong một số trường hợp, khi núi lửa phun trào khỏi mặt đất có thể mang theo những viên kim cương.
Kim cương có độ tuổi 1-3 tỉ năm
Những viên thường có độ tuổi từ 1 đến 3.3 tỉ năm, một số hiếm có thể lên đến 4 tỉ năm tuổi. Thật đáng kinh ngạc phải không?
Bạn đã biết bao nhiêu điều trong 8 điều trên?
Tinh thể kim cương hình thành từ carbon, sở hữu vẻ đẹp lung linh, có độ cứng vô song. Cho đến nay, kim cương trở thành viên đá quý được yêu thích trên toàn cầu. Vậy là người yêu thích vẻ đẹp vượt thời gian này, bạn đã biết những sự thật này về kim cương chưa? Cùng tìm hiểu cách phân biệt kim cương và đá quý
Chỉ có kim cương cắt được kim cương
Trong văn hoá người Hy Lạp, từ kim cương bắt nguồn từ “adamas” nghĩa là không thể phá huỷ. Trên thang đo độ cứng Moh, kim cương đạt điểm 10/10 (Sapphire và Ruby đạt điểm 9/10), nghĩa là tinh thể trong suốt này có độ cứng vô song. Đặc biệt, chỉ có kim cương mới có thể làm trầy xước kim cương.
Kim cương không tỏa sáng
Nhiều người thường nghĩ rằng kim cương tự phát ra ánh sáng hay tỏa sáng như lời bài hát của ca sĩ Rihanna – Shine bright like a diamond. Nhưng thực tế, tinh thể này phản chiếu ánh sáng chứ không phải tỏa sáng. Giải thích một cách khoa học như sau: Vệt sáng chiếu lên kim cương, một phần ánh sáng phản chiếu trên bề mặt kim cương, gọi là phản chiếu bên ngoài. Phần khác của ánh sáng nhập vào trong viên kim cương và đổi hướng do mật độ cảm quang quá lớn của kim cương, được gọi là khúc xạ. Ánh sáng sau đó phản chiếu ở mặt trong của kim cương được gọi là phản chiếu bên trong.
Kim cương là giọt nước mắt của các vị thần
Trong văn hoá của người Hy Lạp và La Mã cổ đại, kim cương được cho rằng là giọt nước của các vị thần hoặc mảnh vụn từ các ngôi sao.
Cấu thành 100% từ carbon
Điều thú vị kế tiếp là nguyên tố hình thành ra tinh thể trong suốt này chỉ có một, đó chính là carbon.
Nhẫn đính hôn kim cương xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 15
Năm 1477, Vua Archduke Maximilian I của nước Áo đã cầu hôn tiểu thư nước Pháp Mary of Burgundy bằng một chiếc nhẫn đính hôn kim cương có chất liệu vàng. Đặc biệt, điểm nhấn của nhẫn là chữ M (tượng trưng cho tên Mary) được lấp đầy bằng kim cương.
250 tấn đất đổi lấy 1 carat kim cương
Một trong những lý do kim cương được xem là tinh thể quý hiếm: Để có được 1 carat kim cương các công nhân phải đào khoảng 250 tấn đất.
Kim cương được hình thành từ độ sâu 100km
Những tinh thể lấp lánh này được hình thành trong bóng tối, sâu bên trong lòng đất. Thông thường, để tìm thấy kim cương, con người cần phải khai thác đất đá với độ sâu từ 140km đến 190km. Trong một số trường hợp, khi núi lửa phun trào khỏi mặt đất có thể mang theo những viên kim cương.
Kim cương có độ tuổi 1-3 tỉ năm
Những viên thường có độ tuổi từ 1 đến 3.3 tỉ năm, một số hiếm có thể lên đến 4 tỉ năm tuổi. Thật đáng kinh ngạc phải không?
Bạn đã biết bao nhiêu điều trong 8 điều trên?