Động lực - cụ thể là là động lực học tập - cũng là một loại lực, nhưng khác ở một chỗ căn bản là nó không những có thể tự sinh ra mà còn có thể “sinh sôi nảy nở” rất nhanh chóng, nó được lan tỏa từ người này sang người khác.
Vậy, làm cách nào để có được động lực học tập? Hãy thực hành ngay 3 TIPS mình chia sẻ dưới đây nhé!
1. Tạo mục tiêu ngắn hạn để duy trì động lực học tập
“Tuổi trẻ cứ mơ lớn đi”- Câu nói này ko hề sai nhưng vẫn chưa đủ. Dám mơ lớn, dám nghĩ lớn nhưng không phải là mơ những thứ hão huyền, những thứ ngoài tầm với trong lúc bạn đang nằm ườn trên giường đến tận 12h trưa vì tối qua thức đến 4h sáng
Thế nên rất cần có một chuỗi mục tiêu ngắn hạn để bạn có thể từng bước từng bước đạt đến mục tiêu dài hạn. Ví dụ:
Bạn muốn đạt 6.5 IELTS trong năm sau.
Để đạt được IELTS 6.5 thì bạn cần học thêm 600 từ vựng từ các chủ đề A,B,C gì đó nè; bạn cần làm được khoảng 24 đến 27/40 câu Listening và Reading, tức là phần Part 1, Part 2 gần như perfect và Part 3, 4 tàm tạm ổn nè; bạn cần biết cách trả lời đúng cho Speaking và Writing nè…
Như vậy, bạn sẽ có thể phân thời gian ra "xử" từng thứ một thay vì bơi trong một mớ hỗn độn toàn IELTS là IELTS, học xong là mất sạch động lực học tập @@
2. Hãy Enjoy cái MOMENT này
“Ngày hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại, ngày mai là tương lai”. Đúng vậy đó, bạn thử nghĩ mà xem, mỗi phút mỗi giây trôi qua đâu có lấy lại được nữa, thế tại sao cứ phải vùi mình vào quá khứ để mà ảnh hưởng đến hiện tại (và tương lai nữa) chứ?
Ví dụ, bạn đang nghĩ tại sao lúc đó mình không chăm chỉ học thì lúc này đã không bị điểm kém hay học lại, thế chắc bây giờ ngồi khóc lóc hay buồn chán thì ông Bụt sẽ hiện ra và cho bạn 1 điều ước quay lại chăng? Thế thì chắc chắn tôi sẽ cùng bạn khóc cả ngày luôn.
Nhưng thực tế thì không có phép màu, mọi kỳ tích đều phải trải qua mồ hôi, nước mắt. Thế nên hãy tận dụng thời gian thật có ích vì mỗi ngày bạn sẽ chỉ có 24h để cố gắng thui.
3. Lấy động lực học tập từ bên ngoài
Như lúc đầu mình có nói đến, động lực học tập không những có thể tự sinh ra mà còn có thể “sinh sôi nảy nở” rất nhanh chóng, nó được lan tỏa từ người này sang người khác.
Trong hai năm gần đây, những video có content như “Study with me” (Học cùng mình) được đăng tải rất nhiều trên youtube. Nếu bạn hay theo dõi nhưng kênh về học tập thì chắc chắn đã nhìn thấy những tiêu đề dạng này không dưới một lần. Một video Study with me không giống như những vlog khác, thông thường chỉ là một clip ghi lại cả một buổi học đúng nghĩa. Hầu hết các video sẽ kéo dài từ hai đến ba tiếng, thậm chí có cả những buổi học kéo dài tới hơn 10 tiếng.
Các dạng video kiểu “Study with me” này chính là để lan toả đi thứ động lực học tập mình đang kể tới. Khi một người cạnh mình có thể ngồi học liên tục, vậy thì tại sao mình lại không thể cơ chứ?
Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết cách có thêm động lực học tập, làm việc sau khoảng thời gian nghỉ dịch kéo dài này. Đương nhiên, đây chỉ là cách mà mình biết. Vậy nên hãy chia sẻ thêm các cách duy trì, sản sinh động lực mà bạn biết nữa nhé!
Vậy, làm cách nào để có được động lực học tập? Hãy thực hành ngay 3 TIPS mình chia sẻ dưới đây nhé!
1. Tạo mục tiêu ngắn hạn để duy trì động lực học tập
“Tuổi trẻ cứ mơ lớn đi”- Câu nói này ko hề sai nhưng vẫn chưa đủ. Dám mơ lớn, dám nghĩ lớn nhưng không phải là mơ những thứ hão huyền, những thứ ngoài tầm với trong lúc bạn đang nằm ườn trên giường đến tận 12h trưa vì tối qua thức đến 4h sáng
Thế nên rất cần có một chuỗi mục tiêu ngắn hạn để bạn có thể từng bước từng bước đạt đến mục tiêu dài hạn. Ví dụ:
Bạn muốn đạt 6.5 IELTS trong năm sau.
Để đạt được IELTS 6.5 thì bạn cần học thêm 600 từ vựng từ các chủ đề A,B,C gì đó nè; bạn cần làm được khoảng 24 đến 27/40 câu Listening và Reading, tức là phần Part 1, Part 2 gần như perfect và Part 3, 4 tàm tạm ổn nè; bạn cần biết cách trả lời đúng cho Speaking và Writing nè…
Như vậy, bạn sẽ có thể phân thời gian ra "xử" từng thứ một thay vì bơi trong một mớ hỗn độn toàn IELTS là IELTS, học xong là mất sạch động lực học tập @@
2. Hãy Enjoy cái MOMENT này
“Ngày hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại, ngày mai là tương lai”. Đúng vậy đó, bạn thử nghĩ mà xem, mỗi phút mỗi giây trôi qua đâu có lấy lại được nữa, thế tại sao cứ phải vùi mình vào quá khứ để mà ảnh hưởng đến hiện tại (và tương lai nữa) chứ?
Ví dụ, bạn đang nghĩ tại sao lúc đó mình không chăm chỉ học thì lúc này đã không bị điểm kém hay học lại, thế chắc bây giờ ngồi khóc lóc hay buồn chán thì ông Bụt sẽ hiện ra và cho bạn 1 điều ước quay lại chăng? Thế thì chắc chắn tôi sẽ cùng bạn khóc cả ngày luôn.
Nhưng thực tế thì không có phép màu, mọi kỳ tích đều phải trải qua mồ hôi, nước mắt. Thế nên hãy tận dụng thời gian thật có ích vì mỗi ngày bạn sẽ chỉ có 24h để cố gắng thui.
3. Lấy động lực học tập từ bên ngoài
Như lúc đầu mình có nói đến, động lực học tập không những có thể tự sinh ra mà còn có thể “sinh sôi nảy nở” rất nhanh chóng, nó được lan tỏa từ người này sang người khác.
Trong hai năm gần đây, những video có content như “Study with me” (Học cùng mình) được đăng tải rất nhiều trên youtube. Nếu bạn hay theo dõi nhưng kênh về học tập thì chắc chắn đã nhìn thấy những tiêu đề dạng này không dưới một lần. Một video Study with me không giống như những vlog khác, thông thường chỉ là một clip ghi lại cả một buổi học đúng nghĩa. Hầu hết các video sẽ kéo dài từ hai đến ba tiếng, thậm chí có cả những buổi học kéo dài tới hơn 10 tiếng.
Các dạng video kiểu “Study with me” này chính là để lan toả đi thứ động lực học tập mình đang kể tới. Khi một người cạnh mình có thể ngồi học liên tục, vậy thì tại sao mình lại không thể cơ chứ?
Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết cách có thêm động lực học tập, làm việc sau khoảng thời gian nghỉ dịch kéo dài này. Đương nhiên, đây chỉ là cách mà mình biết. Vậy nên hãy chia sẻ thêm các cách duy trì, sản sinh động lực mà bạn biết nữa nhé!